Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Con người, dân số và môi trường

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Con người, dân số và môi trường

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Con người, dân số và môi trường. Tài liệu cung cấp đến bạn những câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra, củng cố kiến thức chương: Con người, dân số và môi trường. Phần đáp án đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ, chính xác và chi tiết. Mời các bạn tham khảo.

100 câu hỏi trắc nghiệm chương ứng dụng di truyền học

Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 9: Sinh vật và môi trường

Bài tập trắc nghiệm sinh học lớp 9: Hệ sinh thái

BÀI 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là

A. Hái quả, săn bắt thú.
B. Bắt cá, hái quả.
C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng.
D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Đáp án: D

Câu 2: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là

A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu.
B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn.

Đáp án: A

Câu 3: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do

A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng
B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn .
C. Con người dùng lửa sưởi ấm .
D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt .

Đáp án: D.

Câu 4: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã

A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc.
C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt.

Đáp án: C

Câu 5: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả

A. Mất cân bằng sinh thái.
B. Mất nhiều loài sinh vật.
C. Mất nơi ở của sinh vật.
D. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật

Đáp án: D

Câu 6: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là

A. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt
B. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi
C. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi
D. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt

Đáp án: D

Câu 7: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên

A. Đất bị khô cằn B. Đất giảm độ màu mỡ
C. Xói mòn đất D. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

Đáp án: D.

Câu 8: Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành

A. Khu dân cư B. Khu sản xuất nông nghiệp
C. Khu chăn thả vật nuôi. D. Khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp .

Đáp án: D.

Câu 9: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên

A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên
B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, săn bắt động vật hoang dã
C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi
D. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên

Đáp án: D.

Câu 10: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên

A. Mất cân bằng sinh thái
B. Làm suy giảm hệ sinh thái rừng
C. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật
D. Làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật

Đáp án: A

Câu 11: Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do

A. Nền nông nghiệp cơ giới hoá. B. Công nghiệp khai khoáng phát triển
C. Chế tạo ra máy hơi nước D. Nền hoá chất phát triển

Đáp án: A.

Câu 12: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là

A. Động vật mất nơi cư trú
B. Môi trường bị ô nhiễm
C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái
D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng

Đáp án: C.

Câu 13: Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của

A. Sự phát triển của nền nông nghiệp B. Thời đại văn minh công nghiệp
C. Sự phát triển đô thị D. Nền nông nghiệp cơ giới hoá

Đáp án: B

BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Câu 14: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường

A. Hái lượm B. Săn bắn quá mức
C. Chiến tranh D. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh

Đáp án: A.

Câu 15: Thế nào là ô nhiễm môi trường?

A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi
D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác

Đáp án: D

Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì?

A. Do hoạt động của con người gây ra
B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...)
C. Do con người thải rác ra sông
D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên.

Đáp án: D

Câu 17: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy

A. Gỗ, than đá B. Khí đốt, củi
C. Khí đốt, gỗ D. Gỗ, củi, than đá, khí đốt

Đáp án: D.

Câu 18: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như

A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải
B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình
C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp
D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp

Đáp án: D.

Câu 19: Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do

A. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức
B. Các chất thải từ thực vật phân huỷ
C. Đốn rừng để lấy đất canh tác
D. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu: Gỗ, củi, than đá, dầu mỏ

Đáp án: D

Câu 20: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người, gây ra một số bệnh

A. Bệnh di truyền B. Bệnh ung thư
C. Bệnh lao. D. Bệnh di truyền và bệnh ung thư.

Đáp án: D.

Câu 21: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của

A. Công trường khai thác chất phóng xạ.
B. Nhà máy điện nguyên tử
C. Thử vũ khí hạt nhân
D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt nhân

Đáp án: D

Câu 22: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như

A. Phân, rác, nước thải sinh hoạt
B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện
C. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện
D. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện

Đáp án: D.

Câu 23: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào?

A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác
B. Biện pháp canh tác, bón phân
C. Bón phân, biện pháp sinh học
D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí .

Đáp án: D.

Câu 24: Trùng sốt rét phát triển ở đâu trong cơ thể người?

A. Trong gan B. Trong hồng cầu
C. Trong bạch cầu D. Trong gan và hồng cầu

Đáp án: D.

Câu 25: Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) sẽ bị nhiễm bệnh

A. Bệnh sán lá gan B. Bệnh tả, lị
C. Bệnh sốt rét D. Bệnh thương hàn

Đáp án: A.

Câu 26: Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại

A. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
B. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại
C. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây hại
D. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại

Đáp án: D

Câu 27: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả, lị

A. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli
B. Thức ăn không rửa sạch
C. Môi trường sống không vệ sinh
D. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh

Đáp án: D.

Câu 28: Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do

A. Hoạt động công nghiệp
B. Hoạt động giao thông vận tải
C. Đốt cháy nguyên liệu trong sinh hoạt
D. Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt .

Đáp án: D.

BÀI 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (TIẾP THEO)

Câu 29: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

A. Trồng rau sạch
B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật
C. Bón phân cho thực vật
D. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật

Đáp án: D

Câu 30: Các năng lượng không sinh ra khí thải là

A. Năng lượng mặt trời B. Khí đốt thiên nhiên
C. Năng lượng gió D. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió

Đáp án: D.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 10

    Xem thêm