Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19: Giảm phân được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Sinh học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học bài: Giảm phân

Câu 1: Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng

A. NST co ngắn và hiện rõ dần

B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo

C. Màng nhân phồng lên và biến mất

D. Thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành

Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

  1. Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I
  2. Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
  3. Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ
  4. Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2)

B. (1), (3)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

Câu 3: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân

B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n

C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội

D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo

B. Có sự phân chia của tế bào chất

C. Có sự phân chia nhân

D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép

Câu 5: Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?

A. x B. 2x C. 3x D. 4x

Câu 6: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân?

A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n

B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n

C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n

D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn

Câu 7: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. Các NST đều ở trạng thái đơn

B. Các NST đều ở trạng thái kép

C. Có sự dãn xoắn của các NST

D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào

Câu 8: Phân bào 1 của giảm phân được gọi là phân bào giảm nhiêm vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Ở kì cuối cùng, bộ nhiễm sắc thể có dạng sợi kép, nhả xoắn

B. Mỗi tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội

C. Hàm lượng ADN của tế bào con bằng một nửa tế bào mẹ

D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con bằng một nửa so với tế bào mẹ

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?

A. Phân li các NST đơn

B. Phân li các NST kép, không tách tâm động

C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào

D. Tách tâm động rồi mới phân li

Câu 10: Một tế bào sinh dục giảm phân vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi cromatit. Kết thúc giảm phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là

A. 24 B. 48 C. 96 D. 12

Câu 11: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào

B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào

C. Mỗi chiếc về một cực tế bào

D. Đều nằm ở giữa tế bào

Câu 12: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần

B. Giảm phân trải qua hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần

C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục

D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất

Câu 13: Một tế bào có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào này qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào trên đã không trải qua quá trình phân bào nào sau đây?

A. Nguyên phân

B. Giảm phân 1

C. Giảm phân 2

D. Trực phân

Câu 14: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

A. Tương tự như quá trình nguyên phân

B. Thể hiện bản chất giảm phân

C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì

D. Có xảy ra tiếp hợp NST

Câu 15: Cho các phát biểu sau

  1. Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp
  2. Nó chỉ diễn ra ở các loài sinh vật hữu tính
  3. Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST
  4. Ở kì đầu 1 có sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng

Có bao nhiêu phát biểu đúng với nguyên nhân quá trình giảm phân được nhiều loại giao tử?

A. 1, 2, 3

B. 3, 4

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 3, 4

Câu 16: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào

B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền

C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học

D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2?

A. Màng nhân xuất hiện

B. Thoi tơ vô sắc biến mất

C. NST ở dạng sợi đơn

D. Các NST ở dạng sợi kép

Câu 18: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra

A. Hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn

B. Hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép

C. Một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép

D. Một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn

Câu 19: Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là

A. 20 B. 10 C. 5 D. 1

Câu 20: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có

A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động

B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động

C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động

D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

Câu 21: Quá trình giảm phân xảy ra ở

A. Tế bào sinh dục chín

B. Tế bào sinh dưỡng.

C. Hợp tử.

D. Giao tử.

Câu 22: Giảm phân là hình thức phân bào phổ biến của:

A. Tế bào sinh dưỡng.

B. Tế bào sinh dục chín.

C. Hợp tử.

D. A và C đều đúng.

Câu 23: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dục chín

B. Giao tử

C. Tế bào sinh dưỡng

D. Tế bào xôma

Câu 24: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở

A. Kì trung gian.

B. Kì đầu.

C. Kì sau.

D. Tất cả các kì.

Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG đúng đối với kì cuối I của giảm phân?

A. Có hai tế bào con

B. Các NST ở dạng sợi kép

C. Các tế bào con có số lượng NST bằng một nửa tế bào gốc

D. Không có trường hợp nào cả

Câu 26: Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở

A. Kì giữa.

B. Kì sau.

C. Kì cuối.

D. Tất cả các kì trên.

Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây của giảm phân chỉ xảy ra ở lần phân chia thứ hai?

A. Tiếp hợp và trao đổi chéo

B. Các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo

C. Các NST kép tách tâm động

D. Thoi vô sắc hình thành

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài: Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19: Giảm phân. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm về bài giảm phân giúp bạn đọc có thể luyện tập kiến thức bài học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu Giải bài tập Sinh học 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Trắc nghiệm Sinh học 10, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 10

    Xem thêm