Mời các bạn luyện thêm các bài trắc nghiệm khác tại chuyên mục Trắc nghiệm lớp 9 trên VnDoc nhé.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân
Trắc nghiệm Giảm phân
Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học 9 bài 10 Giảm phân, VnDoc gửi tới các bạn Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 10 cho các em tham khảo. Đây là bài tập trắc nghiệm online cho các bạn trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay sau khi làm xong. Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 bài Giảm phân sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài 10 môn Sinh học 9. Sau đây mời các bạn làm bài.
- Câu 1:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Theo thứ tự sẽ có bao nhiêu crômatit ở kì đầu giảm phân I và kì đầu giảm phân II của một tế bào ở loài này?
- Câu 2:
Các hoạt động xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra trong nguyên phân
- Câu 3:
Trong giảm phân I, đặc điểm của kì giữa là:
- Câu 4:
Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?
- Câu 5:
Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
- Câu 6:
Ở kì giữa I của quá trình giảm phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
- Câu 7:
Một loài có bộ NST 2n = 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?
- Câu 8:
Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?
- Câu 9:
Hoạt động các NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra trao đổi chéo, sau đó lại tách rời nhau. Đây là kì nào của lần phân bào nào trong giảm phân?
- Câu 10:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24 ở kỳ sau của giảm phân I có :