Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn năm 2022 - Đề 6

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 10 - Đề 6 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 10.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 10

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió...

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(trích Cỏ dại - Vĩnh Linh)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?

Câu 3 (0,75 điểm): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo.

Câu 2 (5,0 điểm): Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,75 điểm):

Những sự vật được tác giả nhắc đến: cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió, ngọn cỏ.

Câu 3 (0,75 điểm):

Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt.

Câu 4 (1,0 điểm):

Nêu cảm nghĩ về quê hương:

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là chốn dang tay đón chúng ta trở về yên bình sau bao bão táp phong ba ngoài cuộc sống…

Mỗi chúng ta cần yêu quý, trân trọng quê hương của mình đồng thời cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp.

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.

→ Đây là một đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của con người Việt Nam ta mà ai cũng cần có.

b. Phân tích

Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.

Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.

Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… → những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi.

2. Thân bài

a. Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước:

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh - Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.

Năm 1439, triều đình ngày càng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.

Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.

Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

→ Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

b. Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao

Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.

Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc: Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng. Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cả sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.

→ Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: Yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.

3. Kết bài

Khái quát lại những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Trãi.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 10 - Đề 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm