Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Lịch sử

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 là tài liệu tham khảo hay dành cho các em học sinh luyện tập nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài kiểm tra định kì cuối năm lớp 11. Đề thi môn Lịch sử có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. Chúc các bạn học tốt.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 3, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Trường THPT Trần Hưng Đạo
Tổ: Lịch sử

Đề thi học kỳ II, năm học 2016-2017
Môn: Lịch sử 11
Thời gian: 45 phút

Câu 1: Trình bày Nguyên nhân bùng nổ Chiến Tranh Thế Giới thứ hai (1939 -1945). Thái độ của Anh – Pháp khi ký hiệp ước Muy – Ních (29-9-1938)? (3 điểm).

Câu 2: Em hãy nêu và nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858 – 1873) (3 đểm).

Câu 3:

"Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"

Từ câu nói trên em hãy chứng minh con đường hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động. Từ đó rút ra điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh? (4 điểm).

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 môn Lịch sử

Câu 1: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945). Thái độ của Anh – Pháp – Mỹ khi ký hiệp ước Muy – Ních (29-9-1938)? (3 điểm).

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. (0.5)
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới. (0.25)
  • Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau: khối Anh – Pháp – Mĩ và khối phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản. (0.25)
  • Hai khối đế quốc này mâu – thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. (0.25)
  • Khối Anh – Pháp – Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. (0.25)
  • Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 – 1939). (0.25)
  • Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. (0.25)
  • Thái độ của Anh – Pháp – Mỹ khi ký hiệp ước Muy – Ních (29-9-1938)
    • Sợ Phát xít ................. (0.25)
    • Ghét Liên Xô................. (0.25)
    • Bán đứng Tiệp Khắc để đổi lấy sự an toàn.............. (0.5)

Câu 2: Em hãy nêu và nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858 – 1873) (3 đểm).

  • 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyễn đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặt trận Đà Nẵng. (0.5)
  • 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp. (0.5)
  • 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp. (0.5)
  • 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất. (0.5)
  • 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.

Nhận xét chung:

  • Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm). (0.5)
  • Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. (0.5)

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm