Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức đạt điểm cao trong bài thi giữa kì II, cuối năm. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Dương Háo Học, Trà Vinh năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016
SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
| ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ – KHỐI 12 Ngày thi: 21/04/2016 Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm) | |
| Mã đề thi 139 |
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; khối lượng êlectron me = 9,1.10-31 kg;1eV = 1,6.10-19 J.
Câu 1: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe bằng 1,2mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát bằng 2m. Chiếu hai khe bằng ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng vân quan sát được trên màn bằng 1mm. Bước sóng của ánh sáng chiếu tới bằng
A. 0,50μm. B. 0,48μm. C. 0,60μm. D. 0,75μm.
Câu 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,5mm, từ hai khe đến màn giao thoa là 2m. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là λ = 0,45 μm. Xét điểm M và điểm N ở cùng bên vân sáng trung tâm cách vân trung tâm lân lượt là 5,2 mm và 9,4mm. Từ điểm M đến N có bao nhiêu vân sáng?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 3: Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Young, a = 0,5mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là D = 2m. Bước sóng ánh sáng là λ = 0,50 μm. Điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm 4 mm là vị trí của
A. vân tối thứ 5. B. vân sáng bậc 2. C. vân tối thứ 4. D. vân sáng bậc 3.
Câu 4: Quang phổ liên tục
A. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
B. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
C. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
D. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
Câu 5: Công thoát electron của một kim loại là A0, giới hạn quang điện là λ0. Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó chùm bức xạ có bước sóng λ = λ0/3 thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng:
A. 3A0 B. A0/3 C. A0 D. 2A0
Câu 6: Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện gọi là
A. hiện tượng phát quang B. hiện tượng quang điện trong.
C. sự phát xạ các electron. D. sự ion hóa các chất.
Câu 7: Theo mẫu nguyên tử Bo thì trong nguyên tử hyđrô, bán kính quỹ đạo dừng của electron trên các quỹ đạo là rn = n2.r0 (n là số nguyên dương), r0 là bán kính Bo. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo N. Khi ở quỹ đạo L,electron có tốc độ là
A. 4v B. v C. 2v D. 16v
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về bản chất ánh sáng:
A. Bước sóng ánh sáng càng ngắn thì tính chất hạt càng thể hiện rõ nét, tính chất sóng càng mờ.
B. Hiện tượng quang điện chứng tỏ bản chất ánh sáng là hạt
C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa
D. Ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt
Câu 9: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2,0m. Người ta chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,48 μm và λ2 = 0,60 μm vào hai khe. Khoảng cách ngắn nhất giữa các vị trí mà vân sáng hai bức xạ trùng nhau là
A. 4,8mm. B. 2,4mm. C. 6mm. D. 4mm.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện.
A. Là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp.
B. Là hiện tượng elctron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng.
C. Là hiện tượng elctron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.
D. Là hiện tượng elctron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi nhúng tấm kim loại trong một dung dịch.
Câu 11: Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng. B. quang - phát quang.
C. hóa - phát quang. D. tán sắc ánh sáng.
Câu 12: Chọn công thức dùng để xác định vị trí vân sáng ở trên màn
Câu 13: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
B. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
Câu 14: Theo quan điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đối với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f thì năng lượng của phôtôn bằng hf.
B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
C. Tất cả các phôtôn đều có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với cùng tốc độ.
D. Trong chân không phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo tia sáng.
Câu 15: Chiếu một chùm sáng đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,36 μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. λ = 0,6 μm. B. λ = 0,2 μm. C. λ = 0,3 μm. D. λ = 0,1 μm.
Câu 16: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Cường độ lớn. B. Công suất lớn.
C. Độ đơn sắc cao. D. Độ định hướng cao.
Câu 17: Nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng ứng với quỹ đạo M. Biết ro = 5,3.10-11 m. Bán kính nguyên tử ứng với trạng thái dừng đó là:
A. 1,59.10-10 m. B. 2.12.10-10 m. C. 1,06.10-10 m. D. 4,77.10-10 m.
Câu 18: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng
A. 4,97.10-31 J B. 2,49.10-31 J C. 2,49.10-19 J D. 4,97.10-19 J
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.
B. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
D. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
Câu 20: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm, khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3 m. Khoảng cách giữa 2 vân sáng cạnh nhau là.
A. 1,2mm. B. 120 mm. C. 2,4 mm. D. 12,0 mm.
Câu 21: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y–âng, khoảng vân sẽ
A. giảm đi khi tăng khoảng cách hai khe.
B. giảm đi khi tăng khoảng cách từ màn chứa 2 khe và màn quan sát.
C. không đổi khi tăng hoặc giảm bước sóng ánh sáng.
D. không đổi khi tăng hoặc giảm khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát.
Câu 22: Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
A. trong truyền tin bằng cáp quang. B. trong đầu đọc đĩa CD
C. làm nguồn phát siêu âm. D. làm dao mổ trong y học.
Câu 23: Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
B. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại.
C. Tia X có tác dụng sinh lý: nó hủy diệt tế bào.
D. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
Câu 24: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với bước sóng 0,55μm. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?
A. 0,35μm. B. 0,50μm. C. 0,60μm. D. 0,45μm.
Câu 25: Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng
A. 3,02.1020. B. 3,02.1019. C. 3,24.1019. D. 0,33.1019.
Câu 26: Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về sự huỳnh quang?
A. Sự huỳnh quang là sự phát sáng ngắn dưới 10 giây
B. Sự phát quang không xảy ra với chất lỏng và chất khí
C. Trong sự huỳnh quang ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
D. Để có sự huỳnh quang thì nhất thiết ánh sáng phải kích thích có cường độ rất mạnh
Câu 27: Một tia X mềm có tần số 2,4.1015 Hz. Năng lượng của phôtôn tương ứng có giá trị gần giá trị nào nhất trong các giá trị sau đây?
A. 102 eV. B. 2.104 eV. C. 103 eV. D. 10 eV.
Câu 28: Trạng thái dừng là trạng thái
A. đứng yên của nguyên tử.
B. hạt nhân không dao động.
C. electron không chuyển động quanh hạt nhân.
D. có mức năng lượng xác định.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
A. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
B. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.
C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.
Câu 30: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. tác dụng nhiệt. B. làm ion hóa không khí.
C. làm phát quang một số chất. D. diệt khuẩn, nấm mốc.
Câu 31: Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính B0 thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là:
A. 9r0 B. 12r0 C. 25r0 D. 16r0
Câu 32: Chọn câu sai. Tia tử ngoại
A. không tác dụng lên kính ảnh. B. kích thích sự phát quang nhiều chất.
C. làm iôn hóa không khí. D. gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 33: Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,5 μm. Muốn có dòng quang điện trong mạch thì ánh sáng kích thích phải có tần số là:
A. f = 5.1014 Hz. B. f = 4,5.1014 Hz. C. f = 2.1014 Hz. D. f = 6.1014 Hz.
Câu 34: Pin quang điện là nguồn điện trong đó
A. hóa năng được biến đổi thành điện năng
B. quang năng được biến đổi thành điện năng.
C. nhiệt năng được biến đổi thành điện năng.
D. cơ năng được biến đổi thành điện năng.
Câu 35: Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào trong thủy tinh thì
A. tần số giảm, bước sóng tăng. B. tần số không đổi và bước sóng giảm.
C. tần số không đổi và bước sóng tăng. D. tần số tăng, bước sóng giảm.
Câu 36: Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số
A. 2,571.1013 Hz. B. 3,879.1014 Hz. C. 4,572.1014 Hz. D. 6,542.1012 Hz
Câu 37: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 121,8 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 656,3 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đại M về quỹ đạo K, nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng
A. 102,7 nm. B. 309,1 nm. C. 95,7 nm. D. 534,5 nm.
Câu 38: Chọn đáp án sai.
A. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng.
B. ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
D. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau.
Câu 39: Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,3 μm. Công thoát của êlectron ra khỏi kim loại đó là .
A. 5,9625.10-32J B. 6,625.10-49J C. 6,625.10-25J D. 6,625.10–19J
Câu 40: Để gây được hiện tượng quang điện, bức xạ chiếu vào kim loại phải thoả mãn điều kiện là:
A. bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện
B. tần số lớn hơn giới hạn quang điện.
C. tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.
D. bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12
1 | C | 11 | B | 21 | A | 31 | B |
2 | B | 12 | D | 22 | C | 32 | A |
3 | B | 13 | A | 23 | C | 33 | D |
4 | D | 14 | C | 24 | C | 34 | B |
5 | D | 15 | A | 25 | B | 35 | B |
6 | B | 16 | B | 26 | C | 36 | C |
7 | C | 17 | D | 27 | D | 37 | A |
8 | C | 18 | D | 28 | D | 38 | C |
9 | D | 19 | B | 29 | A | 39 | D |
10 | A | 20 | A | 30 | A | 40 | A |