Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình được VnDoc.com giới thiệu gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm Vật Lý có đáp án. Đây là tài liệu luyện thi đại học môn Lý, ôn thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Toán trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A | ÐỀ THI THỬ TN VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC | Mã đề: 234 |
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,02.1023 mol-1, 1 u = 931,5 MeV/c2.
1. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng?
A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng hấp thụ ánh sáng.
C. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
2. Một quả lắc đồng hồ có thể xem như con lắc đơn, chạy đúng giờ ở nơi có nhiệt độ 200C. Dây treo con lắc có hệ số nở dài α = 2.10–5 K-1. Khi nhiệt độ nơi đặt đồng hồ lên đến 400C thì mỗi ngày đồng hồ sẽ chạy
A. nhanh 17,28 s. B. nhanh 8,64 s. C. chậm 8,64 s. D. chậm 17,28 s.
3. Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 2 m dao động điều hòa cùng pha, phát ra hai sóng có bước sóng λ = 1 m. Một điểm A nằm cách S1 một đoạn là l với AS1 vuông góc với S1S2. Giá trị cực đại của để tại A có được cực đại của giao thoa là A.
A. 1,8 m. B. 1,2 m. C. 1 m. D. 1,5 m.
4. Trong thí nghiệm giao thoa sóng, tại hai điểm A và B cách nhau 16 cm trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn sóng cơ dao động theo hai phương trình cm và cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 32 cm/s, coi biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi tại mọi nơi. Trong tất cả các điểm thuộc bề mặt chất lỏng cách trung điểm của đoạn thẳng AB một đoạn 10 cm, số điểm dao động với biên độ 4 cm là
A. 22. B. 20. C. 16. D. 18.
5. Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
B. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
B. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
C. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
7. Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động
A. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
B. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. cùng tần số, cùng phương.
8. Một con lắc đơn dao động tắt dần, cứ sau mỗi chu kì dao động cơ năng của con lắc lại giảm 0,01 lần. Ban đầu biên độ góc là 900. Hỏi sau bao nhiêu chu kì thì biên độ góc của con lắc còn lại 300.
A. 100. B. 300. C. 200. D. 400.
9. Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do
A. khác nhau về chu kỳ của sóng âm. B. khác nhau về tần số và biên độ các họa âm.
C. khác nhau về đồ thị dao động âm. D. khác nhau về tần số.
10. Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang với mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có li độ 3 cm thì động năng của vật nặng lớn gấp đôi thế năng đàn hồi của lò xo. Khi vật có li độ 1 cm thì so với thế năng đàn hồi của lò xo, động năng của vật lớn gấp
A. 16 lần. B. 18 lần. C. 26 lần. D. 9 lần.
11. Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây
A. Mạch tách sóng. B. Anten. C. Mạch khuyếch đại. D. Mạch biến điệu .
12. Một con lắc lò xo treo thẳng gồm vật nhỏ khối lượng m = 1 kg, lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Đặt một giá nằm ngang đỡ vật m để lò xo có chiều dài tự nhiên rồi cho giá đỡ chuyển động thẳng đứng xuống nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc a = 2 m/s2. Lấy g= 10 m/s2. Sau khi rời giá đỡ thì vật m dao động điều hòa với biên độ
A. 6 cm. B. 2 cm. C. 4 cm. D. 8 cm.
13. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Nguyên tắc phát và thu sóng điện từ dựa trên hiện tưởng cộng hưởng điện từ.
B. Sóng điện từ có cùng bản chất với sóng ánh sáng.
C. Sóng cực ngắn bị phản xạ bởi tầng điện li nên có thể truyền đến mọi điểm trên Trái đất.
D. Không khí hấp thụ mạnh sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn nên những sóng này không thể truyền đi xa.
14. Một vật có khối lượng M = 250 g đang cân bằng khi treo dưới một lò xo có độ cứng k = 50 N/m thì đặt nhẹ nhàng lên vật treo một vật có khối lượng m thì cả hai bắt đầu dao động điều hòa trên phương thẳng đứng và khi cách vị trí ban đầu 2 cm thì chúng có tốc độ 40 cm/s. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng m bằng
A. 250 g. B. 100 g. C. 150 g. D. 200 g.
15. Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một tụ điện và một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu tụ điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng
A. π/6 hoặc -π/6. B. π/2. C. -π/2. D. 0 hoặc π.
16. Chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp song song đi từ không khí vào một bể nước dưới góc tới i = 600, chiều sâu của bể nước là h = 0,5 m. Dưới đáy bể đặt một gương phẳng song song với mặt nước. Biết chiết suất của nước đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,34 và 1,33. Độ rộng của chùm tia ló ra khỏi mặt nước là
A. 5,5123 mm. B. 11,0246 mm. C. 4,2453 mm. D. 4,6223 mm.
17. Một máy bay bay ở độ cao 100 m, gây ra ở mặt đất ngay phía dưới một tiếng ồn có mức cường độ âm 120 dB . Muốn giảm tiếng ồn tới mức chịu được 100 dB thì máy bay phải bay ở độ cao
A. 102 m. B. 10 m. C. 104 m. D. 103 m.
18. Cuộn dây có điện trở 10 và độ tự cảm H mắc nối tiếp với một hộp kín X chỉ gồm 2 trong 3 phần tử : điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều V thì thấy điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 40 V và ở hai đầu hộp kín X là 60 V. Các phần tử trong hộp X có giá trị
19. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
20. Với một sóng âm, khi cường độ âm tăng gấp 100 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm tăng thêm
A. 20 (dB). B. 30 (dB). C. 100 (dB). D. 40 (dB).
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý
1 | D | 11 | A | 21 | A | 31 | D | 41 | D |
2 | D | 12 | C | 22 | D | 32 | C | 42 | D |
3 | D | 13 | C | 23 | C | 33 | D | 43 | C |
4 | A | 14 | A | 24 | D | 34 | D | 44 | C |
5 | D | 15 | D | 25 | D | 35 | D | 45 | C |
6 | C | 16 | A | 26 | C | 36 | A | 46 | B |
7 | B | 17 | D | 27 | C | 37 | A | 47 | B |
8 | C | 18 | D | 28 | B | 38 | B | 48 | A |
9 | C | 19 | B | 29 | C | 39 | D | 49 | A |
10 | C | 20 | A | 30 | D | 40 | A | 50 | C |