Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Đồng Gia, Hải Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Đồng Gia, Hải Dương là đề thi thử đại học môn Hóa dành cho các bạn tham khảo, luyện thi đại học môn Hóa, ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa được hiệu quả nhất, được tiếp cận nhiều đề thi thử môn Hóa, các dạng câu hỏi đa dạng giúp các bạn ôn luyện môn Hóa được chắc chắn nhất.

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa

TRƯỜNG THPT ĐỒNG GIA
ĐỀ THI THỬ LẦN II
Mã đề 628
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2015
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:.................................................

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.

Câu 1: Hỗn hợp X có hai hirocacbon là đồng đẳng liên tiếp, Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X là 31,6. Lấy 6,32g X lội vào 200g dung dịch xúc tác thấy thoát ra 2,688 lít khí khô ở ĐKTC có Mtb = 33 thu được dung dịch Z. Biết dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. Giá trị của C là:

A. 1,208 B. 1,043 C. 1,409. D. 1,305

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 5,8 gam hỗn hợp Cu và Fe vào 56,25 gam dung dịch HNO3 50,4% thu được hỗn hợp khí X và m gam dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y thu được kết tủa Z và dung dịch T. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 8,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch T rồi nung đến khối lượng không đổi được 24,05 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 53,25 B. 50,55 C. 59,55 D. 57,05

Câu 3: Cho 4,68 gam hỗn hợp Al và Mg (tỉ lệ mol 2:1) tác dụng với 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X gồm 3 kim loại. Cho toàn bộ hỗn hợp X thu được tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lit NO2 (đktc) (NO2 là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Giá trị của V là:

A. 10,752 B. 9,408 C. 5,376 D. 12,096

Câu 4: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là:

A. 0,2. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,65.

Câu 5: Nén hỗn hợp gồm 2 mol N2 và 7 mol H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp ở 450oC. Sau một thời gian thu được 8,2 mol hỗn hợp khí. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:

A. 25% B. 20% C. 17% D. 34%

Câu 6: Dung dịch X chứa FeCl3 0,01 mol; CuSO4 0,01 mol và FeSO4 0,02 mol. Điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện 0,965A trong thời gian 1 giờ 30 phút thu được V lit khí (đktc) ở anot. Giá trị của V là:

A. 0,3024 B. 0,4704 C. 0,6048 D. 0,8064

Câu 7: Cho các phản ứng hóa học sau:

Số phản ứng tự oxi hóa, tự khử là:

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Câu 8: Bột ngọt (mì chính) là muối mono natri của axit glutamic hay natri glutamat, được dùng làm chất điều vị. Nếu dùng chất này với hàm lượng cao sẽ gây hại cho noron thần kinh nên đã được khuyến cáo là không nên lạm dụng gia vị này. Theo Ủy Ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) thì bột ngọt cho phép dùng an toàn với liều dùng hàng ngày chấp nhận được là 0-120mg/kg. Vậy một người có thể trọng là 50 kg thì lượng bột ngọt tối đa sử dụng trong 1 ngày là:

A. 6 gam B. 0,6 gam C. 12 gam D. 1,2 gam

Câu 9: Đun nóng 18,9 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với axit sunfuric thu được 15,3 gam hỗn hợp T gồm các chất hữu cơ: ete, anken và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn 15,3 gam T trên thu được 58,5 gam hỗn hợp các sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Công thức của ancol có khối lượng phân tử nhỏ hơn là:

A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C2H4(OH)2

Câu 10: Phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

A. anilin B. isopropylamin C. alanin D. axetanđehit

Câu 11: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Natri hiđroxit là hóa chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau axit sunfuric. Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ…
B. Trong cùng một chu kì, kim loại kiềm thổ có tính kim loại mạnh hơn kim loại kiềm.
C. Trong cùng một chu kì, kim loại kiềm thổ có bán kính nguyên tử nhỏ hơn kim loại kiềm.
D. Tính kim loại của Na yếu hơn của K.

Câu 12: Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra V lit SO2 (đktc) (SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 49,6 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là:

A. 2,80 lit B. 4,48 lit C. 3,36 lit D. 3,92 lit

Câu 13: Thuốc thử để phân biệt Fe, FeO, CuS và FeS là:

A. Dung dịch HCl loãng, nóng. B. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
C. dung dịch NaOH đặc, nóng. D. Dung dịch HNO3 loãng, nóng.

Câu 14: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 (X/O2, d = 1,75) lội chậm qua 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 52,25 B. 49,25 C. 41,80 D. 54,25

Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?

A. polietilen, tinh bột, nilon – 6, nilon – 6,6. B. polietilen, polibutađien, nilon – 6, nilon – 6,6.
C. polietilen, xenlulozơ, nilon – 6, nilon – 6,6. D. polietilen, nilon – 6,6, xenlulozơ.

Câu 16: Đipeptit X được tạo bởi một gốc glyxin và 1 gốc alanin. Khối lượng phân tử của X là;

A. 146 đvC B. 164 gam/mol C. 164 đvC D. 146 gam/mol

Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 21,12 gam este X (được tạo bởi axitcacboxylic Y và ancol Z) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 23,04 gam muối và m gam ancol Z. Từ Z, chỉ bằng một phản ứng có thể điều chế được tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. HCHO, CH3Cl, CH3COOH B. CH3Cl, C2H4, CH2=CH – CH = CH2
C. CH3Cl, C2H4, C6H6 D. CO2, C2H4, CH3CH

Đánh giá bài viết
1 648
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm