Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2015 trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2015 trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM là đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Sinh, luyện thi đại học khối B hiệu quả hơn.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2015 trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM

SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH
THPT PHÚ NHUẬN

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2015 –LẦN 1
MÔN: SINH – KHỐI B
Thời gian: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 134

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Ý nghĩa của hoán vị gen là:

A. Cơ sở để lập bản đồ di truyền.

B. Giúp ổn định sự di truyền của loài.

C. Giúp các gen quý nằm trên cùng NST luôn di truyền cùng nhau.

D. Làm xuất hiện tính trạng mới ở đời con.

Câu 2: Thực vật và động vật có tỉ lệ giao tử mang đột biến gen khá lớn do:

A. Số lượng tế bào sinh dục lớn và số lượng gen trong mỗi tế bào khá cao

B. Từng gen riêng lẻ có tần số đột biến tự nhiên rất cao

C. Nhạy cảm với các tác nhân đột biến

D. Có một số gen rất dễ bị đột biến

Câu 3: Xét 3 cặp gen (Bb, Dd, Ee) quy định 3 tính trạng, trong đó 2 tính trạng đầu trội hoàn toàn, tính trạng thứ 3 trội không hoàn toàn. Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST. Phép lai nào sau đây xuất hiện 12 kiểu hình ở thế hệ sau?

(I) BbDdEe x bbDdEe

(II) BbDdEe x bbDdee

(III) BbDdEe x BbDdEe

(IV) bbDdEe x Bbddee

A. (I) và (III) B. (I) và (II) C. (II) và (III) D. (III) và (IV)

Câu 4: Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có tác dụng của chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là A: a 0,7: 0,3. Tần số tương đối của A: a ở thế hệ sau là:

A. A: a ≈ 0,75: 0,25. B. A: a ≈ 0,5: 0,5. C. A: a ≈ 0,7: 0,3. D. A: a ≈ 0,6: 0,4.

Câu 5: Ở lúa gen A qui định thân cao, a: thân thấp, B: chín sớm, b: chín muộn. Các gen liên kết hoàn toàn trên cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng. Tỉ lệ đời con : 149 thân cao, chín sớm: 50 thân thấp, chín muộn là kết quả của phép lai nào sau đây?

A. AB/ab x B/ab B. Ab/aB x Ab/aB C. AB/ab x Ab/aB D. AB/ab x AB/ab

Câu 6: Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen IOIO) chiếm tỉ lệ 48,35%; nhóm máu B (kiểu gen IBIO, IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A ((kiểu gen IAIO, IAIA) chiểm tỉ lệ 19,46%; Nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB và IO trong quần thể này là :

A. IA = 0,69; IB = 0,13; IO = 0,18. B. IA = 0,13; IB = 0,18; IO = 0,69.

C. IA = 0,17; IB = 0,26; IO = 0,57. D. IA = 0,18; IB = 0,13; IO = 0,69.

Câu 7: Giả sử gen A (trội hoàn toàn): hoa kép, gen a (lặn): hoa đơn. Đem giao phối cây hoa kép có bộ NST tứ bội với nhau. Kết quả thu được ở thế hệ lai là 11 kép : 1 đơn. Kiểu gen của P là:

A. Aaaa x Aa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAAa x Aaaa. D. AAaa x AAaa.

Câu 8: Gen có A = 480 nucleôtit và có T = 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến gen có 120 chu kì xoắn và hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô. Đột biến thuộc dạng:

A. Thêm 1 cặp A- T . B. Thêm 1 cặp G- X .

C. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G- X . D. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T .

Câu 9: Ở ruồi giấm gen A: quy định tính trạng thân xám, a: thân đen nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen B quy định mắt đỏ, b: mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể X. để F1 phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 không có sự phân tính theo giới tính cần chọn P có kiểu gen như thế nào?

A. AaXbXb x aaXbY. B. AaXBXb x aaXbY. C. aaXBXb x AaXBY. D. aaXbXb x AaXBY.

Câu 10: Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Đem lai phân tích F1. Kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hoán vị gen?

A. 3:3:1:1. B. 1:1:1:1. C. 9:6:1. D. 9:3:3:1.

Câu 11: Xét một gen có 2 alen : A và a. Một quần thể có tần số alen A = 0.7, quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền. Cấu trúc di truyền của quần thể này là :

A. 0.81 AA: 0.18Aa: 0.1aa. B. 0.25 AA: 0.50Aa: 0.25aa.

C. 0.49 AA: 0.42Aa: 0.09aa. D. 0.81 AA: 0.18Aa: 0.01aa.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Kiểu gen xác định hoàn toàn năng suất của giống vật nuôi và cây trồng.

B. Kỹ thuật sản xuất quyết định 1 phần năng suất của giống.

C. Năng suất là kết quả tương tác giữa giống và kỹ thuật sản xuất.

D. Muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ, phải cải tạo giống.

Câu 13: Nhóm máu ở người do gen mang 3 alen IA, IB, IO quy định:

  • Nhóm máu A được quy định bởi kiểu gen: IAIA, IAIO
  • Nhóm máu B được quy định bởi kiểu gen: IBIB, IBIO
  • Nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen: IOIO
  • Nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gen: IAIB

Hai chị em sinh đôi cùng trứng, người chị có chồng nhóm máu A sinh được 1 con trai có nhóm máu B và 1 con gái có nhóm máu A. Người em lấy chồng có nhóm máu B sinh được 1 con trai có nhóm máu A. Kiểu gen của chị em sinh đôi này là:

A. IAIO. B. IBIO. C. IAIB. D. IAIA

Câu 14: Một gen không phân mảnh có 1650 nuclêôtit, gen này bị đột biến. Sau đột biến số liên kết hóa trị trong gen không đổi. Nếu chuỗi pôlypeptit do gen đột biến tổng hợp có thêm 2 loại axit amin mới thì kết luận nào sau đây chưa hợp lí?

A. Nếu không kể axit amin mở đầu thì chuỗi pôlypeptit do gen đột biến tổng hợp chứa 273 axit amin.

B. Đột biến có thể thuộc dạng thay 3 cặp nuclêôtit loại G-X bằng 3 cặp nuclêôtit loại A-T tại 2 Codon ngoài mã mở đầu và mã kết thúc.

C. Đột biến có thể thuộc dạng thay 3 cặp nuclêôtit loại G-X bằng 3 cặp nuclêôtit loại A-T tại 2 đơn vị mã bất kì kế tiếp nhau.

D. Gen đột biến không đổi chiều dài, tổng số nuclêôtit nhưng có thể thay đổi tỉ lệ nuclêôtit và số liên kết hyđrô.

Câu 15: Đột biến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người là dạng đột biến :

A. Chỉ xảy ra ở nữ. B. Chỉ xảy ra ở nam.

C. Chỉ xảy ra ở người mẹ tuổi ngoài 35. D. Có thể xảy ra ở nam hoặc nữ.

Câu 16: Cho đời Ptc: lúa thân cao, hạt dài lai với lúa thân thấp, hạt tròn. F1 toàn cây thân cao, hạt tròn. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 18000 cây gồm 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 4320 cây thân cao, hạt dài. Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng; mọi diễn biến của NST trong giảm phân của tế bào sinh hạt phấn và noãn đều giống nhau. Xác định kiểu gen F1 và tần số hoán vị gen:

A. AB/ab, f = 20%. B. AB/ab, f = 10%. C. Ab/aB, f = 10% D. Ab/aB, f = 20%.

Câu 17: Ở người bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên nhiễm sắc thể giới tính (NST) X gây ra, gen M quy định mắt bình thường. Bệnh bạch tạng do một gen đột biến lặn b trên NST thường gây ra, gen B quy định màu da bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị bạch tạng, một con trai bị mù màu. Ông bà nội ngoại của hai đứa trẻ này cũng bình thường. Người mẹ của hai đứa con trai này có kiểu gen như thế nào?

A. BB XM Xm. B. BB XM XM. C. Bb XM XM. D. Bb XM Xm.

Câu 18: Khi cho tự thụ phấn giữa 2 cây cà chua thu được F1: 70% thân cao, quả tròn; 20% thân thấp, quả bầu dục; 5% thân cao, quả bầu dục; 5% thân thấp, quả tròn. Xác định kiểu gen P và tần số hoán vị gen (biết tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục, hoán vị gen chỉ xảy ra ở 1 bên):

A. Ab/aB, f = 20%. B. AB/ab, f = 20%. C. AB/ab, f = 10%. D. Ab/a , f = 20%.

Câu 19: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 Ăngstron và kém 7 liên kết hydrô. Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là:

A. A = T = 1074; G = X = 717 B. A = T = 1432; G = X = 956

C. A = T = 1440; G = X = 960 D. A = T = 1080; G = X = 720

Câu 20: Ở ruồi giấm, A: quy định tính trạng thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Lai giữa ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt, được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, ở F2 thu được kết quả: 69,5%: thân xám, cánh dài; 4,5% thân xám, cánh cụt; 4,5% thân đen, cánh dài; 20,5% thân đen, cánh cụt. Hãy cho biết kiểu gen của cá thể F1 và tần số hoán vị gen:

A. AB/ab, các gen hoán vị với tần số 18%. B. AB/ab, tần số hoán vị gen là 40%.

C. Ab/aB, các gen hoán vị với tần số 18%. D. AB/ab, các gen hoán vị với tần số 9%.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

A

11

C

21

D

31

A

41

D

2

A

12

A

22

B

32

B

42

C

3

A

13

C

23

A

33

B

43

C

4

C

14

C

24

C

34

D

44

B

5

D

15

D

25

C

35

D

45

A

6

B

16

D

26

C

36

A

46

A

7

B

17

D

27

D

37

C

47

B

8

C

18

B

28

D

38

B

48

D

9

B

19

A

29

D

39

B

49

A

10

A

20

A

30

C

40

B

50

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm