Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Trước khi bước vào kì thi đại học chính thức, các bạn học sinh phải tự ôn luyện bằng nhiều đề thi thử từ các nguồn khác nhau. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tự ôn thi THPT Quốc gia cũng như ôn thi đại học, mời các bạn cùng tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2), hi vọng sẽ giúp bạn đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 2)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

(Đề thi có 04 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - LẦN 2
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian phát đề)
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề 136

Cho nguyên tử khối: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207.

Câu 1: Dung dịch của hợp chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quì ẩm?

A. CH3NH2. B. C6H5ONa.

C. H2NCH2COOH. D. H2N-CH2-CH(NH2)COOH.

Câu 2: Cho dung dịch các chất sau:

a) H2SO4 loãng. b) HCl loãng. c) HNO3 đậm đặc. d) HBr đặc, bốc khói.

Các dung dịch có phản ứng với CH3-CH2-CH2-OH là

A. b, d B. c, d C. a, b, c D. b, c

Câu 3: Glucozơ không có tính chất nào sau đây?

A. Tính chất của nhóm anđehit. B. Tính chất của ancol đa chức.

C. Tham gia phản ứng thủy phân. D. Lên men tạo ancol etylic.

Câu 4: Cho phản ứng hoá học: 4HNO3 đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Trong phản ứng này HNO3 đóng vai trò

A. Axit. B. môi trường. C. chất oxi hóa. D. chất oxi hóa và môi trường.

Câu 5: Trong mạng tinh thể kim loại có

A. các ion dương kim loại, nguyên tử kim loại và các electron tự do.

B. các electron tự do.

C. các nguyên tử kim loại.

D. ion âm phi kim và ion dương kim loại

Câu 6: Loại phân hóa học nào sau đây khi bón cho đất làm tăng độ chua của đất?

A. Đạm 2 lá (NH4NO3) B. Phân Kali (KCl)

C. Ure: (NH2)2CO D. phân vi lượng

Câu 7: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử 16X là

A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p53s23p4. C. 1s22s22p63s13p5. D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 8: Trong các công thức phân tử sau công thức nào biểu diễn một đồng đẳng của CH4?

A. C3H6 B. C2H4. C. C4H10 D. C4H8.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron.

B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố

D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.

Câu 10: Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là

A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. B. điện phân dung dịch NaCl.

C. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn. D. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh.

Câu 11: Thành phần của dung dịch NH3 gồm

A. NH3, NH4+, OH- B. NH3, H2O

C. NH4+, OH- D. NH4+, OH-, H2O, NH3

Câu 12: Polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?

A. Amilopectin. B. Amilozơ. C. Cao su lưu hoá. D. Cao su Buna.

Câu 13: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?

A. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu B. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

C. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe D. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu

Câu 14: Fomalin hay fomon (dùng để bảo quản xác động vật chống thối rữa) là

A. dung dịch HCHO 37%-40% về khối lượng trong nước.

B. rượu etylic 46o.

C. dung dịch HCHO 25%- 30% về thể tích trong nước.

D. dung dịch CH3CHO 40% về thể tích trong nước.

Câu 15: Chọn sản phẩm chính cho phản ứng sau: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2016. A, B là

A. C3H7OH, CH3OH B. C2H5OH, CH3COOH

C. C3H7OH, HCOOH D. C2H5OH, CH3COOH

Câu 16: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 25 phút 44 giây thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm sau điện phân là

A. 2,88 gam. B. 3,84 gam. C. 2,56 gam. D. 3,2 gam.

Câu 17: Có bao nhiêu chất hoặc dung dịch sau đây cho phản ứng với nước brôm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, axit benzoic, phenol và anilin?

A. 6 B. 5 C. 7 D. 8

Câu 18: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H11N, X tan được trong axit. Cho X tác dụng với HNO2 tạo ra hợp chất Y có công thức phân tử C8H10O. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc tạo ra hợp chất Z. Trùng hợp Z thu được polistiren. Số đồng phân của X thỏa mãn là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 19: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu:

A. 1,588 lần. B. 1,788 lần. C. 1,488 lần. D. 1,688 lần.

Câu 20: Có 5 dung dịch riêng biệt là CuCl2, FeCl3, AgNO3, HCl và HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

1

C

11

D

21

D

31

B

41

B

2

B

12

C

22

A

32

A

42

A

3

C

13

B

23

A

33

D

43

C

4

D

14

A

24

B

34

B

44

B

5

A

15

A

25

B

35

C

45

B

6

A

16

D

26

C

36

D

46

C

7

A

17

A

27

C

37

C

47

B

8

C

18

B

28

A

38

C

48

B

9

D

19

D

29

D

39

D

49

B

10

A

20

D

30

D

40

D

50

C

Đánh giá bài viết
1 296
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm