Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nam Phù Cừ, Hưng Yên (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nam Phù Cừ, Hưng Yên (Lần 2) là đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia dành cho các sĩ tử làm quen được nhiều dạng đề thi đại học. Hy vọng với tài liệu này, các bạn sẽ ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi đại học môn Hóa được hiệu quả nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Phù Cừ, Hưng Yên (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ

TỔ: LÍ - HÓA

(Đề thi gồm 50 câu)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2016

Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

Ngày thi: 05 / 03 / 2016

Mã đề thi 132

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108;
Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207; I = 127.

Câu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là:

A. Vôi sống. B. Lưu huỳnh. C. Cát. D. Muối ăn.

Câu 2: Trung hoà 150 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 0,5M bằng 450 ml dung dịch CH3COOH a M. Giá trị của a là:

A. 0,5 M. B. 1 M. C. 0,75 M. D. 1,5 M.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là:

A. 23,0 gam. B. 18,9 gam. C. 20,8 gam D. 25,2 gam.

Câu 5: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là:

A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch FeCl3.

C. Fe + dung dịch HCl. D. Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là:

A. 3,36. B. 2,24. C. 1,12. D. 4,48.

Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là:

A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat

Câu 8: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric... gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta dùng dung dịch nào để làm giảm vị chua của quả sấu:

A. Nước vôi trong. B. Dung dịch muối ăn. C. Phèn chua. D. Giấm ăn.

Câu 9: Saccarozơ và glucozơ đều có:

A. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

C. phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng.

D. phản ứng với dung dịch NaCl.

Câu 10: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 11: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.

A. 6,72 lit. B. 2,24 lit. C. 4,48 lit. D. 67,2 lit.

Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của Ozon?

A. Sát trùng nước sinh

B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

D. Chữa sâu răng.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thuỷ phân được

B. Cacbohiđrat cung cấp năng lượng cho cơ thể người

C. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thuỷ phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit

D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là: Cn(H2O)m

Câu 14: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,15 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 16,725 gam muối. Tên gọi của X là

A. Phenylalanin. B. Valin. C. Alanin. D. Glyxin.

Câu 15: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:

HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CH(OH)-CH2OH (T).

Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là:

A. X, Y, R, T. B. X, Z, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z,

Câu 16: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

A. Triolein B. Tristearin C. Tripanmitin D. Stearic.

Câu 17: Hai chất đồng phân của nhau là:

A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ.

C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 18: Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:

A. Na. B. K. C. Li. D. Rb.

Câu 19: Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.

C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 20: Nilon–6,6 là một loại:

A. Polieste. B. Tơ visco. C. Tơ axetat. D. Tơ poliamit.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đáp án mã đề 132

1

B

11

A

21

D

31

D

41

A

2

A

12

B

22

D

32

A

42

D

3

C

13

C

23

C

33

A

43

D

4

D

14

D

24

B

34

C

44

C

5

D

15

B

25

C

35

D

45

B

6

B

16

A

26

C

36

A

46

B

7

B

17

B

27

C

37

B

47

D

8

A

18

A

28

A

38

B

48

A

9

B

19

C

29

C

39

C

49

C

10

D

20

D

30

C

40

A

50

B

Đánh giá bài viết
2 557
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm