Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Quang Trung, Hải Dương (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Quang Trung, Hải Dương (Lần 2) được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, tự đánh giá được năng lực học tập của chính mình để xác định việc chọn trường và có hướng ôn tập cho tốt.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2)
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG (Đề thi có 04 trang) | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 - LẦN 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; | |||
Mã đề thi 132 |
Cho nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; P = 31; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được
A. etilen glicol. B. natri stearat. C. glixerol. D. natri panmitat.
Câu 2: Polime nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?
A. Polietilen. B. Tơ visco. C. Poli(vinyl clorua) D. Nilon-6,6.
Câu 3: Công thức tổng quát của este no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO B. CnH2n+2O2 C. CnH2nO2 D. CnH2n-2O2
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 11,88 gam X gồm hai este mạch hở (trong đó có một este đơn chức và một este hai chức) cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol đơn chức Z. Cho Z vào bình Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình Na tăng 5,85 gam. Trộn Y với hỗn hợp CaO và NaOH rắn rồi nung trong điều kiện không có không khí, thu được 2,016 lít (đktc) một hidrocacbon duy nhất. % khối lượng của este hai chức trong hỗn hợp X là
A. 57,91 %. B. 42,09 %. C. 27,60 %. D. 72,40 %.
Câu 5: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. CO2. B. Cl2. C. NO2. D. SO2.
Câu 6: Chất nào không mất màu nước brom
A. Etilen B. axit acrylic C. metyl metacrylat D. phenyl axetat
Câu 7: Hỗn hợp Y gồm: CH2O, CH2O2, C2H2O2 là các chất hữu cơ mạch hở. Cho Y tác dụng với dd AgNO3 dư/NH3 thu được 23,76 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 1,568 lít CO2 đktc. Khối lượng CH2O trong Y là
A. 0,6 gam B. 1,2 gam C. 2,4 gam D. 1,8 gam
Câu 8: Hỗn hợp X gồm K, K2O, Na, Na2O, Ba và BaO, trong oxi chiếm 8,75% về khối lượng. Hòa tan hết m gam X vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 13. B. 15. C. 14. D. 12.
Câu 9: Cho m gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 29,69 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 11,760. B. 12,495. C. 13,965. D. 13,230.
Câu 10: Dãy kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là
A. Li, Mg, Al B. K, Ca, Ba C. Mg, Ba, Fe D. Na, Ca, Be
Câu 11: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. HCOOCH3. B. CH3COOH. C. CH3CH2OH. D. CH3CHO.
Câu 12: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. CaO. B. Al2O3. C. MgO. D. CuO.
-----HẾT-----