Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Sinh học trường THPT chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Sinh học

Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học trường THPT chuyên Nguyễn Huệ năm 2016 - 2017 có đáp án được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Sinh học để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán phòng GD&DT Tiền Hải, Thái Bình năm 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 1 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ năm 2016 - 2017

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ
KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN LẦN 1
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Sinh học (Đề gồm 8 câu 01 trang)
Ngày thi: 12-03-2016
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,25 điểm)

a. Trong các nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thì nhân tố nào quan trọng hơn cả? Giải thích vì sao?

b. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài có lợi hay có hại cho quần thể? Giải thích.

Câu 2 ( 1,5 điểm)

a. Thế nào là sinh vật đẳng nhiệt và sinh vật biến nhiệt? Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

b. Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã. Quần thể có khả năng tự điều chỉnh trạng thái cân bằng nhờ cơ chế nào?

Câu 3 (1,25 điểm)

a. Sự khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN và ARN.

b. Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã khác nhau như thế nào?

Câu 4 (1,25 điểm) Ở một loài thực vật, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Lai các cây hoa đỏ với các cây hoa trắng người ta thu được các hạt F1. Khi đem gieo các hạt này thì trong số hàng ngàn cây hoa đỏ thấy xuất hiện 1 cây hoa trắng.

a. Hãy đưa ra 3 giả thuyết để giải thích sự xuất hiện của cây hoa trắng ở F1

b. Bằng cách nào có thể khẳng định một trong 3 giả thuyết đưa ra ở trên là đúng? Giải thích.

Câu 5 (1,25 điểm)

a. Một bệnh nhân có bộ NST trong tế bào chứa 47 NST, trong đó NST số 21 có 3 chiếc. Hãy cho biết bệnh nhân mắc bệnh gì? Bệnh này có nguyên nhân do bố hay mẹ? Giải thích.

b. Một tế bào sinh dục chín của một cơ thể chứa 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd. Về mặt lý thuyết, khi tế bào này giảm phân sẽ cho mấy loại giao tử? Hãy viết thành phần gen của các loại giao tử đó.

Câu 6 (1,25 điểm)

a. Thoái hóa giống là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa giống? Trong trường hợp nào thì tự thụ phấn không dẫn đến thoái hóa giống?

b. Thế nào là sinh vật biến đổi gen? Hãy lấy 1 ví dụ về giống mới là sinh vật biến đổi gen.

Câu 7 (1,0 điểm) Giải thích cơ sở di truyền của các tính trạng màu hoa, chiều cao cây và viết sơ đồ lai phù hợp với hai phép lai được tiến hành giữa các cây của cùng một loài nêu dưới đây:

a. Lai một cây hoa đỏ, thân thấp với một cây hoa trắng, thân cao thu được thế hệ F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa tr ,thân cao : 1 hoa trắng, thân thấp.

b. Lai giữa hai cây hoa đỏ, thân cao với nhau thu được F1 gồm 120 cây hoa đỏ, thân cao và 38 cây hoa trắng, thân thấp.

Câu 8 (1,25 điểm)

a. Cho a tế bào sinh dục đực sơ khai; các tế bào này nguyên phân đã lấy ở môi trường nội bào nguyên liệu tương đương b NST đơn. Các tế bào con sinh ra thực hiện giảm phân tạo một lượng giao tử bằng c lần số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài theo a, b, c.

b. Cho loài có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 38. Một nhóm tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng của loài khi giảm phân đã lấy nguyên liệu của môi trường tạo ra 760 NST đơn. Số NST trong các tinh trùng nhiều hơn số NST trong các trứng là 1140. Xác định số tinh trùng và số trứng tạo thành từ nhóm tế bào sinh dục nói trên.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Sinh học

Câu 1:

1. Nhân tố ánh sáng là quan trọng hơn cả. (0,25đ)

Giải thích:

Vì ánh sáng quyết định và trực tiếp chi phối 2 nhân tố kia. Khi cường độ chiếu sáng tăng thì nhiệt độ môi trường tăng theo, nhiệt độ tăng thì độ ẩm giảm. Khi cường độ chiếu sáng giảm thì ngược lại. (0,125đ)

Năng lượng do ánh sáng chiếu xuống mặt đất một phần đã chuyển hóa thành năng lượng sống thông qua quang hợp đi vào hệ thống cung cấp năng lượng cho sự sống. (0,125đ)

2. Cạnh tranh cùng loài:

Có lợi cho quần thể, giúp quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh. (0,25đ)

Vì khi mật độ quần thể cao: (0,25đ)

  • Các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng mức độ tử vong, giảm mức sinh sản, đảm bảo số lượng cá thể phù hợp với điều kiện môi trường. (0,125đ)
  • Một số cá thể tách ra khỏi bầy đàn, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn duy trì sự tồn tại của quần thể (0,125đ)
  • Sự cạnh tranh cá thể đực (cái) trong mùa sinh sản dẫn đến thắng thế của những con đực (cái) khỏe mạnh, tạo sự di truyền giúp nâng cao mức sống sót của quần thể. (0,125đ)

Câu 2:

1. SV biến nhiệt là SV có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo sự thay đổi của môi trường. (0,125đ)

SV đẳng nhiệt là SV có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (0,125đ)

SV đẳng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì trong cơ thể luôn duy trì một nhiệt độ không đổi phù hợp cho các phản ứng trao đổi chất. (0,25đ)

2. Quần thể: Là tập hợp các cá thể cùng loài, đơn vị cấu trúc là cá thể, mối quan hệ chủ yếu là sinh sản, Độ đa dạng thấp, không có hiện tượng khống chế sinh học. (0,25đ)

Quần xã: Tập hợp các cá thể khác loài, đơn vị cấu trúc là quần thể, mối quan hệ chủ yếu là dinh dưỡng, Độ đa dạng cao, có hiện tượng khống chế sinh học. (0,25đ)

* Quần thể có tự điều chỉnh trạng thái cân bằng nhờ cơ chế điều hòa mật độ: đó là sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong dưới sự chi phối của điều kiện môi trường. (0,25đ)

  • Khi môi trường thuận lợi, quần thể tăng sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong và số lượng cá thể của quần thể tăng lên phù hợp với nguồn sống từ môi trường. (0,125đ)
  • Khi mật độ quần thể tăng quá cao, môi trường sống trở lên không thuận lợi, các cá thể cạnh tranh nhau dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong, giảm tỉ lệ sinh sản và số lượng cá thể của quần thể giảm phù hợp với môi trường. (0,125đ)

Câu 3:

1.

ADNARNĐiểm
Khối lượng, kích thướcADN kích thước và khối lượng lớnARN kích thước và khối lượng nhỏ0,125
Số mạchcó 2 mạch pôlinucó 1 mạch pôlinu0,125
Loại Bazocó bazo loại Tcó bazo loại U0,125
Loại đườngđường cấu tạo nên đơn phân là C5H10O4đường cấu tạo nên đơn phân là C5H10O50,125

2. Nguyên tắc bổ sung

Trong nhân đôiTrong phiên mãTrong dịch mãĐiểm
Cả 2 mạch của ADN mẹ đều làm khuôn tổng hợp mạch ADN mớiChỉ một mạch của một đoạn ADN (1 gen) làm khuôn tổng hợp mạch ARN mớiMạch mARN làm khuôn để dịch mã ra chuỗi pôlipeptit0,25

A liên kết với T và ngược lại. G liên kết với X và ngược lại.

Giữa mạch khuôn và môi trường nội bào.

A liên kết với U; T liên kết với A. G liên kết với X và ngược lại.
Giữa mạch khuôn và môi trường nội bào.
A liên kết với U và ngược lại. G liên kết với X và ngược lại

Giữa bộ ba đối mã trên tARN và bộ ba mã sao trên mARN

0,25
NTBS diễn ra trên suốt chiều dài phân tử ADN.NTBS diễn ra trên suốt chiều dài của gen.Riêng bộ ba kết kết trên mARN không diễn ra sự bắt cặp bổ sung.0,25

Câu 4:

a) Tính trạng do 1 gen chi phối, P thuần chủng lai với nhau F1 có hàng nghìn cây hoa đỏ chỉ có 1 cây hoa trắng điều đó chứng tỏ hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Quy ước gen: Hoa đỏ (gen A); hoa trắng (gen a) (0,2đ)

Pt/c : hoa đỏ AA x hoa trắng aa

GP : A a

F1 : Aa (100% hoa đỏ).

Cây hoa trắng xuất hiện ở F1 chỉ có thể giải thích là do đột biến.

Trường hợp 1: Đột biến gen A thành gen a. (0,25đ)

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của P thuần chủng hoa đỏ AA, ở 1 tế bào có 1 giao tử A bị đột biến thành a. Qua thụ tinh giao tử này kết hợp với giao tử a của cây hoa trắng tạo tổ hợp aa cho cây hoa trắng ở F1.

Trường hợp 2: Đột biến dị bội dạng 2n – 1 (0,25đ)

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của P thuần chủng hoa đỏ AA, ở 1 tế bào nào đó cặp NST AA không phân li tạo giao tử không chứa gen A. Qua thụ tinh giao tử này kết hợp với giao tử a của cây hoa trắng tạo thành hợp tử chỉ mang gen a và phát triển thành thể đột biến Oa (dị bội 1 nhiễm) -> hoa trắng ở F1.

Trường hợp 3: Đột biến cấu trúc NST mất đoạn mang gen A. (0,25đ)

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của P thuần chủng hoa đỏ AA, ở 1 giao tử nào đó xảy ra đột biến mất đoạn NST mang gen A. Qua thụ tinh giao tử này kết hợp với giao tử a của cây hoa trắng tạo thành hợp tử chỉ mang gen a và phát triển thành thể đột biến hoa trắng ở F1.

b) Làm tiêu bản phân tích bộ NST của cây hoa trắng so sánh với bộ NST chuẩn (0,25đ)

Nếu bộ NST bình thường là ĐB gen.

Bộ NST giảm đi 1 chiếc là ĐB lệch bôi.

Bộ NST có một cặp NST tương đồng dài, ngắn khác nhau là ĐB cấu trúc.

Câu 5:

1. Bệnh nhân mắc hội chứng Đao, có nguyên nhân do bố hoặc mẹ. (0,25đ)

Trong GP cặp NST 21 của bố hoặc mẹ k0 phân li tạo giao tử có 2 NST số 21 (0,125đ)

Qua thụ tinh giao tử này kết hợp với 1 giao tử bình thường tạo ra hợp tử có 3 NST số 21 -> đứa trẻ có hội chứng đao. (0,125đ)

2. Nếu 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau, kiểu gen là AaBbDd. Khi giảm phân cho 8 loại giao tử: ABD, abd, Abd, aBD, ABd, abD, ... (0,25đ)

Nếu 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng, kiểu gen là ABD/abd hoặc ABd/abD hoặc AbD/aBd ...(HS viết được ít nhất 3 kiểu gen). (0,25đ)

Khi giảm phân cho 2 loại giao tử: ABd, abD, ...

Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng, còn cặp còn lại nằm trên 1 cặp NST khác, kiểu gen là AB/ab Dd...(HS viết được ít nhất 3 kiểu gen). (0,25đ)

Khi giảm phân cho 4 loại giao tử: AB D, ab D, AB d, ab d

Câu 6:

1. Thoái hóa giống là hiện tượng con sinh ra có sức sống kém dần, ST, PT chậm năng suất giảm, nhiều cá thể chết, lùn,bạch tạng. (0,125đ)

Nguyên nhân: Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm trong đó có các đồng hợp lặn gây chết. (0,125đ)

Tự thụ phấn ko dẫn đến thoái hóa giống khi bố mẹ có kiểu gen đồng hợp về các tính trạng tốt. (0,125đ)

2. Khái niệm sinh vật biến đổi gen: Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi để phù hợp với lợi ích của mình. (0,25đ)

* Có 3 cách làm biến đổi hệ gen của sinh vật: (0,25đ)

  • Đưa thêm gen lạ (của một loài khác) vào hệ gen -> sinh vật chuyển gen.
  • Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen.
  • Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen của sinh vật.

Ví dụ (SGK 9): ĐV biến đổi gen: Hoặc TV biến đổi gen: Hoặc VSV biến đổi gen: (0,25đ)

Câu 7: Xác định quy luật di truyền dựa vào phép lai 2:

hoa đỏ : hoa trắng = 3:1 => hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Quy ước: gen A – hoa đỏ; gen a – hoa trắng => P: Aa x Aa (0,125đ)

thân cao : thân thấp = 3 : 1=> thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Quy ước: gen B – thân cao; gen b: thân thấp => P: Bb x Bb (0,125đ)

Xét chung: (3:1) (3:1) khác tỉ lệ đề bài 120 : 38 (3:1) => Các gen quy định các tính trạng nói trên di truyền cùng nhau trên một cặp NST. (0,25đ)

a/ Xác định kiểu gen P ở phép lai 2: Vì đời con xuất hiện kiểu hình thân thấp hoa trắng (ab/ab) => cả 2 bên P cùng có kiểu gen liên kết đều AB/ab. (0,25đ)

b/ Xác định kiểu gen P ở phép lai 1: Vì F1 có thân thấp hoa trắng = 1/4 = 1/2 x 1/2 => P: đỏ thấp có kiểu gen Ab/ab và trắng cao có kiểu gen aB/ab.(0,25đ)

Câu 8:

a) Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội và m là tổng số TB sinh ra bởi quá trình nguyên phân. Ta có: số NST đơn môi trường nội bào cung cấp là 2n (m – a) = b (*) (0,25đ)

Số giao tử sinh ra là 4m = a.c (**)

Từ * và ** ta tính ra được bộ NST lưỡng bội 2n = 4b/a(c-4) (0,25đ)

b) gọi x là số TB sinh tinh, y là số TB sinh trứng thì số NST môi trường cung cấp cho các TB sinh tinh và sinh trứng là 38x, 38y. Theo bài ra ta có: 38 x + 38 y = 760.(1) (0,25đ)

Một TB sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng, 1 TB sinh trứng giảm phân chỉ cho 1 trứng đều chứa n nhiễm sắc thể do đó:
19. 4x - 19. y = 1140 (2) (0,25đ)

Từ 1 và 2 -> x = 16; y = 4.

Vậy số tinh trùng tạo thành là: 16 . Số trứng tạo thành là: 4 . 1 = 4. (0,25đ)

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Hóa học trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội lần 1 năm 2016 - 2017

Đánh giá bài viết
1 2.443
Sắp xếp theo

    Luyện thi

    Xem thêm