Địa lí 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính được VnDoc sưu tầm và tổng hợp để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 12

I/ Sự phân bố khí áp

- Khí áp: Là sức nén của không khí xuống mặt Trái đất.

- Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.

1/ Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.

2/ Nguyên nhân thay đổi khí áp

a/ Khí áp thay đổi theo độ cao

- Càng lên cao, khí áp càng giảm (không khí loãng).

- Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Càng xuống thấp, không khí đậm đặc, sức nén càng lớn, khí áp tăng.

b/ Khí áp thay đổi theo nhiệt độ

-- Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại (t0 tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng)

- Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp hạ.

- Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

c/ Khí áp thay đổi theo độ ẩm:

- Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.

- Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế, không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.

II/ Một số loại gió chính

1/ Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 30-600 ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng: tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây nam ở Nam bán cầu)

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2/ Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.

- Thời gian: quanh năm.

- Hướng: đông là chủ yếu (đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở Nam bán cầu).

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3/ Gió mùa

- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Khu vực có gió mùa

- Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia

- Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

4/ Gió địa phương

a/ Gió biển, gió đất

- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương) chênh lệch nhiệt độ và khí áp).

- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b/ Gió fơn

- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 12

Câu 1: Khí áp thay đổi như thế nào?

  1. Thay đổi theo độ cao
  2. Thay đổi theo nhiệt độ
  3. Thay đổi theo độ ẩm
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2: Gió biển là loại gió

  1. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
  2. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
  3. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
  4. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 3: Gió đất có đặc điểm

  1. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
  2. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
  3. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
  4. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 4: Gió biển và gió đất là loại gió

  1. Hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.
  2. Hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.
  3. Hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.
  4. Hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Câu 5: Hướng gió mùa ở nước ta là

  1. Mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.
  2. Mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.
  3. Mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.
  4. Mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của khí áp?

  1. Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm.
  2. Độ cao càng tăng, khí áp giảm,
  3. Có nhiều hơi nước, khí áp thấp.
  4. Độ hanh khô tăng, khí áp thấp.

Câu 7: Khí áp là

  1. sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất
  2. lớp vỏ bảo vệ Trái Đất
  3. lớp không khí bao quanh Trái Đất
  4. mặt ngăn cách giữa hai khối khí

Câu 8: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là

  1. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
  2. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
  3. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.
  4. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.

Câu 9: Khí áp giảm khi nhiệt độ

  1. tăng lên
  2. giảm đi
  3. không tăng
  4. không giảm

Câu 10: Gió mùa là

  1. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.
  2. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.
  3. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.
  4. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.

Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

  1. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
  2. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
  3. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
  4. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

D

A

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

D

A

C

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

D

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của khí áp, các phân bố khí áp trên trái đất và một số loại gió chính... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 1.810
Sắp xếp theo

    Soạn Địa 10

    Xem thêm