Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 19

- Khái niệm thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn cùng sinh sống gọi là thảm thực vật.

- Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ẩm...)

- Đất phụ thuộc vào khí hậu và sinh vật, nên cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này.

1/ Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ

Môi trường địa lí

Kiểu khí hậu chính

Kiểu thảm thực vật chính

Nhóm đất chính

Phân bố

Đới lạnh

Cận cực lục địa

Đài nguyên (rêu, địa y)

Đài nguyên

600 Bắc trở lên, rìa Âu-Á,B Mĩ

Đới ôn hòa

- Ôn đới lục địa

- Ôn đới hải dương

- Ôn đới lục địa (nửa khô hạn)

- Rừng lá kim

- Rừng lá rộng, rừng hỗn hợp

- Thảo nguyên

- Pốtzôn

- Nâu và xám

- Đen

- Châu Mĩ,

- Châu Âu -Á,

- Oxtrâylia

- Cận nhiệt gió mùa

- Cận nhiệt Địa Trung Hải

- Cận nhiệt lục địa

- Rừng cận nhiệt ẩm

- Rừng cây bụi lá cứng cận nhiệt

- Bán hoang mạc và hoang mạc

- Đỏ vàng

- Nâu đỏ

- Xám

Đới nóng

- Nhiệt đới lục địa

- Cận xích đạo, gió mùa

- Xích đạo

- Bán hoang mạc, hoang mạc, xavan

- Rừng nhiệt đới ẩm

- Rừng xích đạo

- Nâu đỏ

- Đỏ vàng

- Đỏ vàng

- Châu Mĩ

- Châu Á

- Oxtrâylia

- Châu Phi

2/ Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao → sự thay đổi của đất và sinh vật.

Ví dụ: Sườn tây dãy Cápca

Độ Cao (m)

Vành đai thực vật

Đất

0 – 500

Rừng sồi (lá rộng)

Đất đỏ cận nhiệt

500-1200

Rừng dẻ (lá rộng)

Đất nâu

1200- 1600

Rừng lãm sanh (lá kim)

Đất Pốtdôn

1600-2000

đồng cỏ núi

đất đồng cỏ

2000-2800

Địa y

Đất sơ đẳng

> 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 19

Câu 1: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật.

  1. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm,rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
  2. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.
  3. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm.
  4. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Câu 2: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật:

  1. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.
  2. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.
  3. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.
  4. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng lá kim, rừng hỗn hợp, địa y và cây bụi, đồng cỏ núi.

Câu 3: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao

  1. Từ 0m đến 500m.
  2. Từ 500m đến 1200m.
  3. Từ 1200m đến 1600m.
  4. Từ 1600m đến 2000m

Câu 4: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào?

  1. Từ chí tuyến Bắc (23o27’B) lên vòng cực Bắc (66 o33’B).
  2. Từ chí tuyến Nam (23o27’N) lên vòng cực Nam (66o33’N).
  3. Từ vòng cực Bắc (66o33’B) lên cực Nam (90oN).
  4. Từ vòng cực Nam (66o33’N) lên cực Nam (90oN).

Câu 5: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  1. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.
  2. Hoang mạc, bán hoang mạc .Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.
  3. Xavan, cây bụi. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.
  4. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 6: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  1. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
  2. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.
  3. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất pôtôn.
  4. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 7: Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  1. Thảm thực vật đài nguyên. Đất đài nguyên.
  2. Rừng lá kim. Đất pôtdôn.
  3. Thảo nguyên. Đất đen.
  4. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám.

Câu 8: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  1. Rừng lá kim. Đất pôtđôn.
  2. Thảo nguyên. Đất đen.
  3. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.
  4. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

Câu 9: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  1. Thảo nguyên. Đất đen.
  2. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu.
  3. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám.
  4. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit).

Câu 10: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

  1. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.
  2. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
  3. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ.
  4. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit).

Câu 11: Nhóm đất nào sau đây phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu xích đạo?

  1. Đen.
  2. Feralit đỏ vàng,
  3. Xám.
  4. Đỏ nâu.

Câu 12:  Nhóm đất đen phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu

  1. ôn đới lục địa (lạnh).
  2. ôn đới lục địa (nừa khô hạn),
  3. cận nhiệt gió mùa.
  4. cận nhiệt Địa Trung Hải.

Câu 13: Nhóm đất pôtdôn phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu

  1. ôn đới lục địa (lạnh).
  2. ôn đới lục địa (nửa khô hạn),
  3. cận nhiệt gió mùa.
  4. cận nhiệt Địa Trung Hải

Câu 14: Nhóm đất Feralit đỏ vàng phân bố ở khu vực có kiểu khí hậu

  1. nhiệt đới gió mùa.
  2. cận nhiệt lục địa.
  3. nhiệt đới lục địa.
  4. cận nhiệt gió mùa.

Câu 15: Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải thuộc môi trường địa lí nào?

  1. Đới lạnh.
  2. Đới nóng.
  3. Đới ôn hòa.
  4. Nhiệt đới

Câu 16: Ở khu vực Bắc Mĩ, kiểu thảm thực vật có diện tích lớn nhất là

  1. đài nguyên.
  2. rừng lá kim.
  3. rừng cật nhiệt.
  4. rừng lá rộng.

Câu 17: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?

  1. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
  2. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt,
  3. Rừng cận nhiệt ẩm.
  4. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 18: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa?

  1. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
  2. Hoang mạc và bán hoang mạc.
  3. Rừng cận nhiệt ẩm.
  4. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

C

C

B

D

A

C

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

A

A

C

B

A

B

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm của sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Địa 10

    Xem thêm