Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 41

1/ Môi trường

- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

- Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.

- Môi trường sống của con người gồm:

+ Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người,có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng,phát triển và tồn tại của con người

+ Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.

+ Môi trường nhân tạo: Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.

- Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

+ Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con người,con người tác động vào môi trường tự nhiên thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.

+ Môi trường nhân tạo: là kết quả lao động của con người,phụ thuộc vào con người,con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

lý thuyết địa lý 10

(Môi trường)

2/ Chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người

a/ Chức năng

- Là không gian sống của con người.

- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

b/ Vai trò

- Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người (vai trò quyết định sự phát triển xã hội là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất).

3/ Tài nguyên thiên nhiên

a/ Khái niệm

- Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

b/ Phân loại

- Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

- Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.

- Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:

- Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.

- Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng.

- Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước.

B/ Bài tập minh họa Địa lý 10 bài 41

Bài tập 1: Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.

- Trong thời kì xa xưa, những tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng được rất hạn chế như: không khí để thở, nước để uống, các động, thực vật hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức ăn.

- Dần dần khi con người biết làm nông nghiệp, thì đất đai lại trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Đến khi có công nghiệp, nguồn tài nguyên khoáng sản mới bắt đầu được khai thác và sử dụng mạnh mẽ. Rõ ràng việc mở rộng các danh mục tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, vào sự phát triển của xã hội

Bài tập 2: Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.

- Con người đã sản xuất được các loại vật liệu mới thay thế một phần nào đó nguyên liệu khoáng sản. Ví dụ: sản xuất các chất độc tổng hợp thay thế các chi tiết bằng kim loại,…

- Nhờ tiến bộ khoa công nghệ, con người đã khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Ví dụ: từ dầu mỏ. ngoài việc chiết xuất xăng, dầu, người ta còn có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác.

- Do sự tiến bộ khoa học công nghệ, con người ngày càng phát hiện và khai thác được nhiều loại tài nguyên mới như việc sử dụng sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời,…

Bài tập 3: Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.

- Những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.

- Tài nguyên đất: đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá,…

- Tài nguyên sinh vật: rừng bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi trọc tăng; nhiều loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng,…

Bài tập 4: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người’. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.

- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

Bài tập 5: Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm?

- Lịch sử đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm và vạch ra ràng: sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên muốn có sự thay đổi phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội.

- Trên thế giới, có nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao, ngược lại có nhiều quốc gia khác, rất giàu tài nguyên, nhưng kinh tế – xã hội lại chậm phát triển. Nhiều dân tộc trước kia bị thất học dưới chế độ thực dân. phong kiến, nhưng sau khi giành độc lập, chỉ một thời gian ngắn đã thoát khỏi nạn mù chữ lại phát triển được nền giáo dục của mình, trong khi đó, khí hậu vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể,..

- Việt Nam trước đây, từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đến nay đã đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi điều kiện tự nhiên hầu như không (hoặc ít) có sự thay đổi.

Bài tập 6: Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta có biện pháp bảo vệ môi trường?

- Chức năng chủ yếu của môi trường địa lí:

+ Là không gian sống của con người.

+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

- Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Thành phân cơ bản của môi trường gồm

A. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
B. tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.
C. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối
D. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội.

Câu 2: Môi trường sống của con người bao gồm

A. Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.
B. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo,môi trường xã hội.
C. Môi trường tự nhiên, môi trường không khí,môi trường nước.
D. Môi trường sinh vật, môi trường địa chất,môi trường nước.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của môi trường đôi với con người?

A. Là điều kiện thường xuyên và cần thiết của loài người.
B. Là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội của loài người,
C. Là không gian sống của con người và nguồn tài nguyên.
D. Là nguyên nhân quyết định sự phát triển của loài người.

Câu 4: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính

A. phát triển.
B. cố định,
C. không đổi.
D. ổn định.

Câu 5: Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được chia thành

A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp, khoáng sản.
B. tài nguyên nước, sinh vật, đất, khí hậu, khoáng sản.
C.Tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật, khoáng sản.
D. tài nguyên khí hậu, du lịch, nông nghiệp, sinh vật.

Câu 6: Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thành

A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp.
B. tài nguyên nước, sinh vật, khoáng sản.
C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật.
D. tài nguyên khí hậu, du lịch, nông nghiệp.

-------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng của môi trường đối với kinh tế và xã hội...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Địa 10

    Xem thêm