Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 21

I/ Quy luật địa đới

1/ Khái niệm

- Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

- Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.

2/ Biểu hiện của quy luật

a/ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

Các vòng đai

Vị trí

Giữa các đường đẳng nhiệt

Khoảng vĩ tuyến

Nóng

20oC của 2 bán cầu

30oB đến 30oN

Ôn hòa

20oC và 10oC của tháng nóng nhất

300 đến 600 ở cả hai bán cầu

Lạnh

Giữa 10o và 0o của tháng nóng nhất

Ở vòng đai cận cực của 2 bán cầu

Băng giá vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC

Bao quanh cực

b/ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

- 7 đai khí áp:

+ 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới.

+ 4 đai áp cao: 2 cận chí tuyến, 2 ở cực.

+ 6 đới gió: 2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 Đông cực.

c/ Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Có 7 đới khí hậu chính: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

d/ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật

- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo

- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.

- Tuân thủ theo quy luật địa đới.

II/ Quy luật phi địa đới

1/ Khái niệm

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.

2/ Biểu hiện của quy luật

Khái niệm

Nguyên nhân

Biểu hiện

Quy luật đai cao

Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình

Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa

Phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao

Quy luật địa ô

Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ

- Sự phân bố đất liền và biển, đại dương -> Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây

- Núi chạy theo hướng kinh tuyến

Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 21

Câu 1: Vòng đai nóng trên trái đất có vị trí

  1. Nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc.
  2. Nằm giữa các vĩ tuyến 5oB và 5oN.
  3. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20oC.
  4. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 20oC của tháng nóng nhất.

Câu 2: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo

  1. Thời gian.
  2. Độ cao và hướng địa hình.
  3. Vĩ độ.
  4. Khoảng cách gần hay xa đại dương.

Câu 3: Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí

  1. Nằm giữa chí tuyến và vòng cực.
  2. Nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20oC và đường đẳng nhiệt + 10oC của tháng nóng nhất.
  3. Nằm từ vĩ tuyến 30o đến vĩ tuyến 50o.
  4. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20oC và + 10oC của tháng nóng nhất.

Câu 4: Vòng đai lạnh trên trái đất có vị trí

  1. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất.
  2. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC.
  3. Nằm từ vĩ tuyến 50o đến vĩ tuyến 70o.
  4. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70o.

Câu 5: Vòng đai băng giá vĩnh cửu có đặc điểm

  1. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
  2. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
  3. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
  4. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.

Câu 6: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?

  1. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới.
  2. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn.
  3. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn.
  4. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.

Câu 7: Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?

  1. Vòng tuần hoàn của nước.
  2. Các hoàn lưu trên đại dương.
  3. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
  4. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Câu 8: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là

  1. Sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven bờ.
  2. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.
  3. Năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
  4. Năng lượng bên ngoài trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.

Câu 9: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là

  1. Sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
  2. Sự giảm nhanh lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.
  3. Sự giảm nhanh nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao.
  4. Sự giảm nhanh nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao.

Câu 10: Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là

  1. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
  2. sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
  3. sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ.
  4. sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ.

Câu 11: Vòng đai nhiệt nào sau đây quanh năm có nhiệt độ dưới 0°c?

  1. Vòng đai nóng.
  2. Vòng đai ôn hòa
  3. Vòng đai lạnh.
  4. Vòng đai băng giá vĩnh cửu.

Câu 12: Một trong những biểu hiện của quy luật địa đới là

  1. sự thay đổi của thực vật theo kinh độ.
  2. các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
  3. sự thay đổi của lượng mưa theo vị trí gần hay xa biển.
  4. sự thay đổi của các vành đai sinh vật và thổ nhưỡng theo độ cao.

Câu 13: Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là

  1. tác động của các dòng biển nóng và dòng biên lạnh.
  2. ngoại lực bào mòn, san bằng các địa hình,
  3. bức xạ Mặt Trời thay đổi từ Xích đạo đến hai cực.
  4. nội lực dẫn đến sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không phải biểu hiện của tính địa đới?

  1. Trên các lục địa, khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây.
  2. Trên Trái Đất có năm vòng đai nhiệt.
  3. Trên Địa Cầu có bảy vòng đai địa lí.
  4. Trên các lục địa, từ cực về Xích đạo có sự thay thế các thảm thực vật.

Câu 15: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là

  1. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.
  2. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.
  3. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ.
  4. Góc chiếu của tia sang mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

C

C

B

A

B

D

C

C

A

Câu

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Đáp án

A

D

B

D

A

D

-------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của quy luật địa đới và phi địa đới..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Địa 10

    Xem thêm