Địa lí 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 3
1/ Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
a/ Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Ví dụ: Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào?
- Thông qua bản đồ:
+ Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
+ Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
+ Vị trí địa lí của đối tượng.
→Bản đồ được xem là “cuốn sách thứ 2” trong học tập địa lí.
b/ Trong đời sống
- Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
+ Bản đồ chỉ đường: giúp người du lịch
+ Dự báo thời tiết.
+ Quân sự: xây dựng phương án tác chiến
+ Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…).
2/ Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập
a/ Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ
- Để đọc được một bản đồ trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ, các ký hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)
- Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
- Xác định phương hướng trên bản đồ
- Để xác định được hướng trên bản đồ, ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây, những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến chúng ta cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định hướng còn lại.
b/ Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat
- Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ, mô tả đối tượng (hình dáng, kích thước, quan hệ không gian …) xác định mối liên hệ tương hỗ, nhân quả giữa các đối tượng, yếu tố … mô tả tổng hợp đối tượng cần khám phá trên bản đồ.
- Sử dụng Atlat địa lí đòi hỏi phải so sánh, chồng xếp các bản đồ trong tập Atlat với nhau để tìm ra các kiến thức cần nắm.
- Bản đồ không chỉ là đọc các kí hiệu riêng rẽ của bản đồ, mà cần phải hiểu được mối quan hệ giữa các kí hiệu (đối tượng địa lý) ở bản đồ đó.
B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 3
Câu 1: Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
- Trong sản xuất.
- Trong quân sự.
- Tham quan, du lịch.
- Tất cả đều đúng.
Câu 2: Bản đồ là một phương tiện để
- Học sinh dùng học tập
- Học sinh đi đường
- Đi chơi
- Đi du lịch
Câu 3: Loại bản đồ nào dưới dây có tác dụng hơn cả trong việc quy hoạch xây dựng mạng lưới giao thông?
- Bản đồ dân cư
- Bản đồ địa chất
- Bản đồ địa hình
- Bản đồ khí hậu
Câu 4: Hệ thống thông tin địa lí có tác dụng
- Giúp các nhà khoa học về môi trường theo dõi, quản lý trạng thái môi trường.
- Giúp các nhà quy hoạch đưa ra các phương án quy hoạch thích hợp
- Giúp các nhà kinh doanh có thể quản lí hệ thống sản xuất, dịch vụ của mình.
- Tất cả đều đúng.
Câu 5: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?
- Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
- Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
- Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
- Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.
Câu 6: Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào?
- Bản đồ khí hậu.
- Bản đồ địa hình.
- Bản đồ địa chất.
- Bản đồ nông nghiệp.
Câu 7: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự?
- Bản đồ dân cư.
- Bản đồ khí hậu.
- Bản đồ địa hình.
- Bản đồ nông nghiệp.
Câu 8: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là
- 9 km
- 90 km
- 900 km
- 9000 km
Câu 9: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào
- Các cạnh của bản đồ.
- Bảng chú giải trên bản đồ.
- Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ.
- Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
Câu 10: Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?
- Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
- Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
- Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
- Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.
Câu 11: Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ
- sông ngòi.
- địa hình,
- thổ nhưỡng.
- sinh vật
Câu 12: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:
- Học thay sách giáo khoa.
- Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
- Thư giãn sau khi học xong bài.
- Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài.
Câu 13: Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để:
- trang trí nơi làm việc
- tìm đường đi, xác định vị trí…
- xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí
- biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia
Câu 14: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:
- bảng chú giải
- các đối tượng địa lí
- mạng lưới kinh vĩ tuyến
- vị trí địa lí của lãnh thổ
Câu 15: Bản đồ không phải là một phương tiện chủ yếu để học sinh:
- rèn luyện kĩ năng địa lí.
- khai thác kiến thức địa lí.
- xem các tranh ảnh địa lí.
- củng cố hiểu biết địa lí.
Câu 16: Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?
- Lịch sử phát triên tự nhiên.
- Hình dạng của một lãnh thô.
- Sự phân bo các điểm dân cư.
- Vị trí của đổi tượng địa lí.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | A | D | D | A | C | B | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | B | B | C | C | A |
---------------------------------------
Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống chắc hẳn bạn đọc đã nắm được nội dung chính của bài học sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được rằng vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống, cách sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập. Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 16 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc trau dồi vốn kiến thức của bài học. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu được VnDoc.com biên soạn và tổng hợp, mời bạn tham khảo các môn: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.