Địa lí 10 bài 4: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 4: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc học tập tốt hơn và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 4
1/ Bản đồ
a/ Nội dung bản đồ
- Dựa vào các bản đồ sau em hãy trình bày biểu hiện đối tượng địa lí nào nào?
- Nêu các phương pháp thể hiện
- Trình bày cụ thể về từng phương pháp
- Tên phương pháp? Đối tượng thể hiện
- Khả năng biểu hiện của phương pháp?
* Hình 1: Bản đồ: Công nghiệp điện Việt Nam
- Nội dung biểu hiện: cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp điện lực Việt Nam
- Phương pháp biểu hiện:
+ Phương pháp kí hiệu: Biểu hiện các: nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, trạm biến áp 220kv, 500kv
+ Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: biểu hiện: Đường dây 500kv sông ngòi
+ Khả năng biểu hiện: Vị trí của các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp, số lượng các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp.
* Hình 2: Bản đồ: Gió và bão ở Việt Nam
- Nội dung thể hiện: Các loại gió và Đường di chuyển của bão ở Việt Nam
- Phương pháp thể hiện:
+ Kí hiệu đường chuyển động:
+ Gió và bão được thể hiện bằng các mũi tên, hướng của mũi tên chỉ hướng gió: gió Tây Nam, Đông Bắc độ lớn và độ dài chỉ cường độ của gió và bão; màu sắc chỉ chất lượng của gió
+ Phương pháp biểu đồ bản đồ: biểu hiện các hoa gió: chỉ tần suất, hướng, tốc độ của các loại gió các địa phương
+ Khả năng biểu hiện: Hướng chuyển động, tần suất, cường độ các loại gió, bão tác động đến nước ta.
* Hình 3: Bản đồ phân bố dân cư châu Á
- Nội dung thể hiện: Phân bố dân cư châu Á
- Phương pháp thể hiện:
+ Phương pháp chấm điểm thể hiện mỗi điểm chấm tương ứng với 500000 người
+ Phương pháp kí hiệu: thể hiện các đô thị có quy mô từ 5 > 8 triệu người
+ Khả năng biểu hiện: sự phân bố dân cư, và một số lượng dân cư nhất định trên các lãnh thổ ở châu Á
Tên bản đồ | Phương pháp thể hiện | |||
Nội dung thể hiện | Tên phương pháp | Đối tượng thể hiện | Khả năng biểu hiện | |
Công nghiệp điện Việt Nam | Cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp điện lực Việt Nam | Phương pháp kí hiệu | Biểu hiện các: nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, trạm biến áp 220kv, 500kv | Vị trí của các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp, số lượng các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp. |
Gió và bão ở Việt Nam | Các loại gió và Đường di chuyển của bão ở Việt Nam | Phương pháp biểu đồ bản đồ | Biểu hiện các hoa gió: chỉ tần suất, hướng, tốc độ của các loại gió các địa phương | Hướng chuyển động, tần suất, cường độ các loại gió, bão tác động đến nước ta. |
Bản đồ phân bố dân cư châu Á | Phân bố dân cư châu Á | Phương pháp kí hiệu Phương pháp chấm điểm | Thể hiện các đô thị có quy mô từ 5 > 8 triệu người Thể hiện mỗi điểm chấm tương ứng với 500000 người | Sự phân bố dân cư, và một số lượng dân cư nhất định trên các lãnh thổ ở châu Á |
B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 4
Câu 1: Dựa vào hình 2.5 – Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam, SGK Địa Lí 10 hoặc trang 14 – Nông nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam, có thể thấy các địa phương có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước thường được tập trung ở
- Đồng bằng sông Hồng.
- Các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
- Các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK Địa Lí 10, có thể thấy các đô thị trên 8 triệu dân của Châu Á tập trung nhiều nhất ở
- Vùng ven biển Đông Á.
- Vùng ven biển Đông Nam Á.
- Vùng ven biển Nam Á.
- Vùng trọng tâm châu Á.
Câu 3: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á ,SGK Địa Lí 10, cho biết cho biết dân cư Châu Á tập trung chủ yếu ở các khu vực nào?
- Trung tâm châu Á.
- Tây Á và Tây Nam Á.
- Bắc Á và Đông Bắc Á.
- Đông Á và Nam Á.
Câu 4: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết tháng 7 hướng gió nào có tần suất lớn nhất thổi vào Hà Nội?
- Gió Đông.
- Gió Tây.
- Gió Đông Nam.
- Gió Tây Nam.
Câu 5: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết gió Tây khô nóng tập trung hoạt động ở khu vực nào?
- Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết tần suất bão ở Việt Nam có điểm nào dưới đây?
- Bão đổ vào ven biển Bắc Bộ có tần suất lớn nhất nước.
- Bão đổ vào ven biển Bắc Trung Bộ có tần suất lớn nhất nước.
- Bão đổ vào duyên hải Nam Trung Bộ có tần suất lớn nhất nước.
- Bão đổ vào ven biển Nam Bộ có tần suất lớn nhất nước.
Câu 7: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm
- Chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Chậm dần từ Nam ra Bắc.
- Miền Bắc và miền Nam của bão sớm còn miền Trung bão muộn.
- Miền Trung có bão sớm còn miền Bắc và miền Nam của bão muộn.
Câu 8: Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng, Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy nhiệt điện lớn nhất nước ta là
- Na Dương và Ninh Bình.
- Phả Lại và Bà Rịa.
- Phú Mỹ và Thủ Đức.
- Phả Lại và Phú Mỹ.
Câu 9: Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng, Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta thuộc vùng kinh tế
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
Câu 10: Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng, Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy thủy điện của nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực
- Đồng bằng Sông Hồng.
- Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | D | C | B | B | A | D | A | C |
---------------------------------------
Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 4: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Bài viết cho ta thấy được nội dung biểu hiện trên bản đồ, phương pháp biểu hiện trên bản đồ của các loại bản đồ như bản độ dân cư, bản đồ cơ cấu ngành công nghiệp hay bản đồ thể hiện luồng gió... Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 4: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.