Địa lí 10 bài: Ôn tập chương 1
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài: Ôn tập chương 1 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Ôn tập chương 1
A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài Ôn tập chương 1
- Khái niệm bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí từ mặt đất lên mặt phẳng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc.
- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
* Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí
- Ví dụ: Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào?
- Thông qua bản đồ:
+ Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
+ Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
+ Vị trí địa lí của đối tượng.
→Bản đồ được xem là “cuốn sách thứ 2” trong học tập địa lí.
* Trong đời sống
- Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
- Bản đồ chỉ đường: giúp người du lịch
- Dự báo thời tiết.
- Quân sự: xây dựng phương án tác chiến
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…).
1/ Các phép chiếu hình bản đồ
- Phép chiếu phương vị
- Phép chiếu hình nón
- Phép chiếu hình trụ
Phép chiếu hình bản đồ | Thể hiện trên bản đồ | |||
Các kinh tuyến | Các vĩ tuyến | Khu vực tương đối chính xác | Khu vực kém chính xác | |
Phương vị đứng | Là những đoạn thẳng đồng qui ở cực | Là những vòng tròn đồng tâm ở cực | Gần cực | Gần cực |
Hình nón đứng | Là những đoạn thẳng đồng qui ở cực | Là những cung tròn đồng tâm | Vĩ tuyến Trung bình | Gần cực và gần xích đạo |
Hình trụ đứng | Là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau | Là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau | Xung quanh xích đạo | Xa xích đạo |
2/ Phương pháp biểu hiện đối tượng trên bản đồ
- Phương pháp kí hiệu
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
- Phương pháp chấm điểm
- Phương pháp khoanh vùng
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp biểu hiện | Đối tượng biểu hiện | Khả năng biểu hiện |
1. Phương pháp kí hiệu | - Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. - Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. | - Vị trí phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng - Chất lượng của đối tượng. |
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động | - Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội. | - Hướng di chuyển của đối tượng. - Khối lượng của đối tượng di chuyển. - Chất lượng của đối tượng di chuyển. |
3. Phương pháp chấm điểm | - Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau. | - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. |
4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ | - Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó. | - Số lượng của đối tượng. - Chất lượng của đối tượng. - Cơ cấu của đối tượng. |
B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài Ôn tập chương 1
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là
- Do bề mặt Trái Đất cong
- Do yêu cầu sử dụng khác nhau
- Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện
- Do hình dạng lãnh thổ
Câu 2: Mặt phẳng chiếu đồ thường có dạng hình học là
- Hình nón
- Hình trụ
- Mặt phẳng
- Tất cả các ý trên
Câu 3: Cơ sở để phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là
- Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện
- Do hình dạng mặt chiếu
- Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu
- Do đặc điểm lưới chiếu
Câu 4: Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là
- Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu
- Do hình dạng mặt chiếu
- Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện
- Do đặc điểm lưới chiếu
Câu 5: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm
- Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 nửa cầu Bắc - Nam
- Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây
- Cao ở vị trí giao của kinh tuyến giữa và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó
- Cao ở vị trí giao của kinh tuyến gốc và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó
Câu 6: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm
- Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Bắc – Nam
- Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây
- Nằm ở vĩ độ thấp, kéo dài theo chiều Đông – Tây
- Nằm ở vĩ độ cao, kéo dài theo chiều Đông – Tây
Câu 7: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vĩ độ trung bình với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu
- Phương vị nghiêng
- Hình nón nghiêng
- Hình trụ nghiêng
- Tất cả các ý trên
Câu 8: Bản đồ tỉ lệ lớn là loại bản đồ có tỉ lệ
- Lớn hơn hoặc bằng 1:200 000
- Lớn hơn 1:200 000
- Lớn hơn hoặc bằng 1:100 000
- Bé hơn hoặc bằng 1:200 000
Câu 9: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
- Phân bố với phạm vi rộng rãi
- Phân bố theo những điểm cụ thể
- Phân bố theo dải
- Phân bố không đồng đều
Câu 10: Bản đồ giáo khoa là loại bản đồ được phân loại dựa theo
- Tỉ lệ bản đồ
- Phạm vi lãnh thổ
- Mục đích sử dụng
- Đáp án A và B đúng
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | D | B | A | C | B | D | B | B | C |
---------------------------------------
Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài: Ôn tập chương 1 các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của bản đồ đối với học tập và đời sống...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài: Ôn tập chương 1. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.