Địa lí 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 6

1/ Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

2/ Các mùa trong năm

- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Mỗi năm có 4 mùa:

+ Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

Lý thuyết địa lý 10

(Bảng phân chia theo mùa)

- Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

3/ Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

- Theo mùa:

* Ở Bắc bán cầu:

- Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

- Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.

* Ở Nam bán cầu thì ngược lại:

- Theo vĩ độ:

+ Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.

+ Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

+ Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

+ Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 6

Câu 1: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần mặt trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là

  1. Tp . Hồ Chí Minh.
  2. Nha Trang.
  3. Vinh.
  4. Hà Nội.

Câu 2: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc (từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc), nằm trong Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian

  1. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  2. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.
  3. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  4. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 3: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày

  1. 21- 3 và 22 – 6.
  2. 22 – 6 và 22 – 12.
  3. 21 – 3 và 23 – 9.
  4. 22 – 12 và 21 – 3.

Câu 4: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

  1. 21 – 3.
  2. 22 – 6.
  3. 23 – 9.
  4. 22 – 12.

Câu 5: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

  1. 21 – 3.
  2. 22 – 6.
  3. 23 – 9.
  4. 22 – 12.

Câu 6: Những ngày nao sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo?

  1. 21/3 và 23/9.
  2. 23/9 và 22/6.
  3. 22/6 và 22/12.
  4. 22/12 và 21/3.

Câu 7: Ở nơi mặt trời lên thiên đỉnh, vào đúng giữa trưa, tia sáng mặt trời sẽ tạo với bề mặt một góc là

  1. 90o
  2. 66o33’’
  3. 23o27’
  4. 180o

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng, khi Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời?

  1. Ngày – đêm vẫn luân phiên 24 giờ.
  2. Trái Đất không có ngày – đêm.
  3. Trái Đất không tồn tại sự sống.
  4. Sự sống trên Trái Đất vẫn tồn tại

Câu 9: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là

  1. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
  2. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.
  3. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
  4. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.

Câu 10: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là

  1. Cực Bắc và cực Nam.
  2. Vùng từ chí tuyến nên cực.
  3. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.
  4. Khắp bề mặt trái đất.

Câu 11: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh một lần trong năm là

  1. các địa điểm nằm trên xích đạo.
  2. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.
  3. các địa điểm nằm trên hai vòng cực.
  4. 2 cực.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

C

D

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

C

C

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

B

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, quá trình và đặc điểm của hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 1.130
Sắp xếp theo

    Soạn Địa 10

    Xem thêm