Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 26

I/ Các nguồn lực phát triển kinh tế

1/ Khái niệm

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2/ Các nguồn lực và vai trò đối với phát triển kinh tế

a/ Căn cứ vào nguồn gốc

- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):

+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất

+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

- Kinh tế xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn

b/ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội trong nước.

- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

II/ Cơ cấu nền kinh tế

1/ Khái niệm

- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2/ Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

a/ Cơ cấu ngành kinh tế: 3 nhóm:

- Nhóm I. Nông – lâm – ngư nghiệp.

- Nhóm II. Công nghiệp Xây dựng.

- Nhóm III. Dịch vụ.

- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng

- Các nước phát triển: dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

- Các nước đang phát triển: nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng

→ Việt Nam: I giảm, II tăng, III ổn định.

b/ Cơ cấu thành phần kinh tế

- Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

- Gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c/ Cơ cấu lãnh thổ

- Gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành bao gồm:toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.

- Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, các bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu hợp lí thì thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 26

Câu 1: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành

  1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  2. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
  3. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
  4. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 2: Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải

  1. Khai thác triệt để các nguồn nhân lực của đất nước.
  2. Sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài.
  3. Dựa hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài.
  4. Sử dụng các nguồn lực bên trong, không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 3: Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài

  1. Luôn đối nghịch nhau.
  2. Luôn hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
  3. Luôn đứng độc lập, không có sự hợp tác.
  4. Chỉ hợp tác với nhau ở một số khía cạnh.

Câu 4: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

  1. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
  2. Vốn.
  3. Thị trường tiêu thụ.
  4. Con người.

Câu 5: Nguồn lực là

  1. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.
  2. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
  3. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.
  4. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Câu 6: Cơ cấu lãnh thổ gồm

  1. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
  2. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ
  3. công nghiệp - xây dựng, quốc gia.
  4. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.

Câu 7: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là

  1. cơ cấu ngành kinh tế.
  2. cơ cấu thành phần kinh tế.
  3. cơ cấu lãnh thổ.
  4. cơ cấu lao động.

Câu 8: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.

  1. Vai trò.
  2. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
  3. Mức độ ảnh hưởng.
  4. Thời gian.

Câu 9: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là

  1. Tài nguyên thiên nhiên.
  2. Vốn.
  3. Vị trí địa lí.
  4. Thị trường.

Câu 10:  Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố

  1. Cần thiết cho quá trình sản xuất.
  2. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.
  3. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.
  4. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Câu 11: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

  1. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
  2. Vốn.
  3. Thì trường tiêu thụ.
  4. Con người.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

B

D

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

B

A

Câu

11

Đáp án

D

-------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của cơ cấu nền kinh tế... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Địa 10

    Xem thêm