Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 9

I/ Ngoại lực

- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

II/ Tác động của ngoại lực

- Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển...

1/ Quá trình phong hóa

- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

- Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

a/ Phong hóa lí học

- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.

- Nguyên nhân chủ yếu:

+ Sự thay đổi nhiệt độ.

+ Sự đóng băng của nước.

+ Tác động của con người.

- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

b/ Phong hóa hóa học

- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...

- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).

c/ Phong hóa sinh học:

- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.

- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.

- Kết quả:

+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.

+ Bị phá hủy về mặt hóa học.

2/ Quá trình bóc mòn

- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.

- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau

a/ Xâm thực

- Làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa

- Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà...

- Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh...

- Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối...

- Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.

- Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở...

b/ Thổi mòn

- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.

- Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá …

c/ Mài mòn

- Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.

- Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

3/ Quá trình vận chuyển

- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:

+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.

+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.

4/ Quá trình bồi tụ

- Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích)

- Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.

- Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.

- Kết quả:

+ Tạo nên địa hình mới.

+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)

+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông).

+ Do sóng biển: Các bãi biển.

→ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 9

Câu 1: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ

  1. Bên ngoài bề mặt của Trái Đất
  2. Bên trong bề mặt của Trái Đất
  3. Bên dưới bề mặt của Trái Đất
  4. Bên trên bề mặt của Trái Đất

Câu 2: Nội lực và ngoại lực là hai lực

  1. Cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
  2. Ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
  3. Cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn.
  4. Đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

Câu 3: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau

  1. Phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.
  2. Phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.
  3. Phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.
  4. Phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển.

Câu 4: Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình

  1. Xâm thực bởi băng hà.
  2. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
  3. Sự vận động nâng lên của địa hình hai bên.
  4. Thổi mòn do gió.

Câu 5: Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu

  1. Nóng, ẩm.
  2. Nóng, khô.
  3. Lạnh, ấm.
  4. Lạnh, khô.

Câu 6: Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do

  1. Nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
  2. Nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
  3. Khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
  4. Khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.

Câu 7: Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở

  1. Miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm.
  2. Miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới.
  3. Miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh.
  4. Miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm.

Câu 8: Tác nhân của ngoại lực là

  1. Sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng.
  2. Yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người.
  3. Sự uốn nếp các lớp đá.
  4. Sự đứt gãy các lớp đất đá.

Câu 9: Rãnh nông được hình thành do tác nhân nào sau đây?

  1. Nước chảy tràn.
  2. Dòng chảy tạm thời,
  3. Dòng chảy thường xuyên.
  4. Băng hà.

Câu 10: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là

  1. nguồn năng lượng từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển ..).
  2. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  3. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.
  4. nguồn năng lượng từ lòng đất.

Câu 11: Thung lũng, sông suối được hình thành do tác nhân nào sau đây?

  1. Nước chảy tràn.
  2. Dòng chảy tạm thời.
  3. Dòng chảy thường xuyên.
  4. Băng hà.

Câu 12: Quá trình phong hóa là

  1. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
  2. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.
  3. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
  4. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

Câu 13: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất, vì đó là nơi.

  1. trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời.
  2. tiếp xúc trực tiếp với khí quyển , thủy quyền và sinh quyển.
  3. chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
  4. tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 14: Kết quả của phong hóa lí học là

  1. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
  2. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.
  3. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.
  4. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

D

C

B

A

A

C

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

B

A

D

B

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm ngoại lực, quá trình và đặc điểm của tác động ngoại lực đến địa hình và bề mặt của trái đất... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Địa 10

    Xem thêm