Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật vừa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 18

I/ Sinh quyển

- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Phạm vi của sinh quyển:

- Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

- Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ô dôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1/ Khí hậu

- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2/ Đất

- Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất fe ra lit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...

3/ Địa hình

- Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:

- Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau

4/ Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

5/ Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

- Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 18

Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là?

  1. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km)
  2. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km)
  3. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km)
  4. Đỉnh của tầng giữa (80 km)

Câu 2: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?

  1. Đất phù sa ngọt
  2. Đất feralit đồi núi
  3. Đất chua phen
  4. Đất ngập mặn

Câu 3: Trong các kiểu (hoặc đới) khí hậu dưới đây, kiểu (hoặc đới) nào có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển?

  1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
  2. Khí hậu xích đạo
  3. Khí hậu cận nhiệt gió mùa
  4. Khí hậu ôn đới lục địa

Câu 4: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là

  1. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa
  2. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa)
  3. Tới đáy đại dương và kết hợp vỏ phong hóa (trên lục địa)
  4. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa

Câu 5: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố

  1. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
  2. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  3. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  4. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

Câu 6: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là

  1. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim.
  2. Rừng lá kim, rừng hỗn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.
  3. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.
  4. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.

Câu 7: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là

  1. Khí hậu
  2. Đất
  3. Địa hình
  4. Bản thân sinh vật

Câu 8: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc

  1. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.
  2. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.
  3. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.
  4. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.

Câu 9: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây?

  1. Khí quyển và thủy quyển.
  2. Thủy quyển và thạch quyển
  3. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển
  4. Thạch quyển và thổ nhưỡng quyển

Câu 10: Nhân tố đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật thông qua đặc điểm nào dưới đây?

  1. Đặc tính lí, hóa của đất.
  2. Tầng đất mỏng hay dày.
  3. Màu sắc của đất.
  4. Kịch thước hạt đất và độ mềm, cứng.

Câu 11: Yếu tố nào dưới đây của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi?

  1. Độ dốc địa hình.
  2. Độ cao địa hình.
  3. Bề mặt địa hình.
  4. Hướng các dãy núi.

Câu 12: Khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật chính nào?

  1. Rừng cận nhiệt ẩm.
  2. Rừng nhiệt đới, xích đạo.
  3. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
  4. Rừng nhiệt đới, xích đạo.

Câu 13: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật chính nào?

  1. Rừng lá kim.
  2. Thảo nguyên.
  3. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
  4. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 14: Nhân tố địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi thông qua đặc điểm nào dưới đây?

  1. Đặc điểm bề mặt địa hình.
  2. Độ cao và hướng các dãy núi.
  3. Độ dốc địa hình.
  4. Độ cao và hướng sườn.

Câu 15: Những kiểu thảm thực vật môi trường đới nóng không có ở châu lục nào?

  1. Châu Âu.
  2. Châu Á.
  3. Châu Mĩ.
  4. Châu Phi.

Câu 16: Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào?

  1. Thảm thực vật đài nguyên.
  2. Rừng lá kim.
  3. Thảo nguyên.
  4. Hoang mạc và bán hoag mạc.

Câu 17: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới?

  1. Đất.
  2. Nguồn nước.
  3. Khí hậu.
  4. Địa hình.

Câu 18: Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

  1. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới.
  2. Con người tiến hành săn bắt động vật quí làm thuốc chữa bệnh.
  3. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.
  4. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

Câu 19: Yếu tố quyết định tới quá trình quang hợp của cây xanh là

  1. Ánh sáng.
  2. Nhiệt độ.
  3. Nước và độ ẩm.
  4. Độ cao địa hình.

Câu 20: Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là

  1. Hệ thực vật.
  2. Nguồn nước.
  3. Thảm thực vật.
  4. Rừng.

Câu 21: Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào?

  1. Rừng lá kim.
  2. Thảo nguyên.
  3. Rừng cận nhiệt ẩm.
  4. Xavan.

Câu 22: Trong những nhân tố tự nhiên dưới đây nhân tố nào không tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

  1. Nhiệt, ẩm.
  2. Địa hình.
  3. Ánh sáng.
  4. Nước.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

D

B

C

B

C

A

B

C

Câu

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Đáp án

A

B

D

C

D

A

A

C

D

Câu

19

20

21

22

Đáp án

A

C

A

B

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sinh quyển, các nhân tố gây ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật trên Trái đất... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Địa 10

    Xem thêm