Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 3

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 trang 13

Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

Trả lời:

Xã hội có giai cấp và nhà nước phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi vì:

- Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống của con người: đồng bằng rộng lớn, đất đại màu mỡ, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn,.. thuật lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Do nhu cầu trị thủy, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mọi người liên kết, gắn bó với nhau và sống tập chung ở một khu vực.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 trang 13

Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này?

Trả lời:

Các ngành kinh tế chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm:

- Nông nghiệp là chủ yếu.

- Các nghành kinh tế bổ trợ cho nghề nông: Nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải,.. Ngoài ra, họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 trang 14

Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

Trả lời:

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ rất sớm khoảng thiên niên kỉ IV- III TCN trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi:

• Khoảng thiên nhiên kỉ thứ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại đã được thành lập trên lưu vực sông Nin.

• Thiên niên kỉ thứ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của người Su-me được hình thành ở lưu vực Lưỡng Hà.

• Giữa thiên niên kỉ thứ III TCN, ở Ấn Độ những quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời trên lưu vực sông Ấn.

• Khoảng thế kỉ XXI TCN, vương triều Hạ được hình thành ở Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 trang 15

Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông.

Trả lời:

Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông:

- Là bộ phận đông đảo nhất có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác song phải nộp một phần thu hoạch và làm không công cho quý tộc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 trang 16

Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì?

Trả lời:

Quyền của vua ở các nước phương Đông:

Vua đứng đầu nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, có quyền lực tối cao:

- Dựa vào quý tộc và tôn giáo bắt nông dân công xã và nô lệ phải phục tùng.

- Tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước.

- Tự quyết định mọi chính sách, công việc của đất nước.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 trang 16

Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại?

Trả lời:

- Chế độ chuyên chế cổ đại là: Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nười ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi. Một số công xã tập hợp lại thành tiểu quốc, đứng đầu tiểu quốc gọi là Vua. Mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 trang 19

Hãy cho biết những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông:

- Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học:

Biết những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học, sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng. Từ những tri thức đó người phương Đông sáng tạo ra lịch. (một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng).

- Chữ viết:

Chữ viết là một phát minh lớn của loài người. Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết.

• Khoảng tiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

• Đầu tiên là chữ tượng hình, sau là chữ tượng ý.

- Toán học:

• Toán học xuất hiện rất sớm do nhu cầu tính toán ruộng đất, tính toán trong xây dựng.

• Biết các số từ 0 đến 1 triệu, Pi = 3,16; tính được diện tính hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, làm bốn phép tính,

- Về kiến trúc:

Phát triển rất phong phú với những công trình kiến trúc tiêu biểu: Kim tự tháp Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,.

Bài 1 trang 19 sgk Lịch Sử 10

Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

Trả lời:

- Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước vì:

• Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống của con người: đồng bằng rộng lớn, đất đại màu mỡ, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn,.. thuật lợi cho sản xuất nông nghiệp.

• Do nhu cầu trị thủy, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mọi người liên kết, gắn bó với nhau và sống tập chung ở một khu vực.

- Đặc điểm kinh tế của vùng này:

• Nông nghiệp là chủ yếu.

• Các nghành kinh tế bổ trợ cho nghề nông: Nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải,.. Ngoài ra, họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.

Bài 2 trang 19 sgk Lịch Sử 10

Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích tại sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.

Trả lời:

- Xã hội cổ đại phương Đông gồm 2 tầng lớp:

• Thống trị: vua, quý tộc, quan lại, tăng lữ.

• Bị trị: nông dân công xã, nô lệ.

- Hình thành 2 tầng lớp xã hội đó là do:

Sự xuất hiện của tư hữu. Tư hữu dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân. Người có quyền và kẻ bị lệ thuộc đã xuất hiện, từ đó xã hội bắt đầu phân chia giai cấp.

Bài 3 trang 19 sgk Lịch Sử 10

Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

Trả lời:

Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông. Trong đó vua là người đứng đầu nhà nước và có quyền lực tối cao nắm mọi quyền hành.

Bài 4 trang 19 sgk Lịch Sử 10

Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông:

- Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học:

Biết những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học, sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng. Từ những tri thức đó người phương Đông sáng tạo ra lịch. (một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng).

- Chữ viết:

Chữ viết là một phát minh lớn của loài người. Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết.

• Khoảng tiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

• Đầu tiên là chữ tượng hình, sau là chữ tượng ý.

- Toán học:

• Toán học xuất hiện rất sớm do nhu cầu tính toán ruộng đất, tính toán trong xây dựng.

• Biết các số từ 0 đến 1 triệu, Pi = 3,16; tính được diện tính hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, làm bốn phép tính,

- Về kiến trúc:

Phát triển rất phong phú với những công trình kiến trúc tiêu biểu: Kim tự tháp Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,..

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các môn Địa lý lớp 10, Ngữ văn lớp 10...

Đánh giá bài viết
1 925
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất

    Xem thêm