Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giai cấp xã hội

Giai cấp xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Giai cấp xã hội

Giai cấp là một nhóm người chia sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội.

Giai cấp là một nhóm xã hội có vị trí kinh tế, chính trị, xã hội giống nhau nhưng không được qui định chính thức, không được thể chế hóa mà do nhận diện theo những chuẩn mực xã hội nhất định như giàu - nghèo, chủ - thợ...

* Các quan niệm về giai cấp:

Lý thuyết của Warner (lý thuyết danh tiếng) tức là dựa vào danh tiếng của các cá nhân để sắp xếp các giai cấp.

Việc sắp xếp các giai cấp này được tiến hành theo cách hỏi những người xung quanh nhận xét theo thứ bậc danh tiếng của các cá nhân; sau đó tổng hợp lại.

Warner chia ra làm 6 nhóm giai cấp khác nhau trong cộng đồng xã hội: Thượng lưu (trên - dưới) - Trung lưu (trên - dưới) - Hạ lưu (trên - dưới).

Lý thuyết đẳng cấp và giai cấp: Theo lý thuyết này, phân biệt hai cấp độ khác nhau giữa đẳng cấp và giai cấp.

Đẳng cấp: Là những vị trí, trong đó con người sinh ra và cuộc đời họ tồn tại ở đó. Những thành viên trong một đẳng cấp có một địa vị được gắn cho (có sẵn) chứ không phải địa vị đạt được.
Phân chia đẳng cấp là một dạng của phân tầng xã hội đã xuất hiện xa xưa trong lịch sử nhân loại. Ví dụ: Trung Hoa cổ: Quân tử - tiểu nhân.

Giai cấp: Giống như đẳng cấp, giai cấp là tầng lớp xã hội nhưng lại dựa trên tiêu chuẩn kinh tế như nghề nghiệp, thu nhập và của cải. Giai cấp nhìn chung là mở và ít nhiều có những khoảng trống để những người mới có thể gia nhập.
Trong xã hội hiện đại có xu hướng liên hệ mật thiết giữa giai cấp và di động xã hội.

* Quan điểm của K.Marx về giai cấp:

Mục đích của K.Marx là giải thích sự biến đổi của xã hội và xây dựng một lý thuyết về lịch sử phát triển của xã hội. Tại sao xã hội lại biến đổi? Câu trả lời nằm trong mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội.

K.Marx cho rằng không thể đơn giản nhận diện các giai cấp cụ thể trong xã hội mà phải tùy thuộc vào từng giai đoạn của lịch sử thì mới biết có bao nhiêu giai cấp.

Ví dụ: Trong xã hội La Mã cổ đại thì có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ.

Yếu tố quyết định hình thành nên giai cấp đó là yếu tố kinh tế. Ngoài ra còn có sự kết hợp với các yếu tố khác như tư tưởng, tâm lý, ý thức trong việc hình thành giai cấp.

Ví dụ: Cá nhân trong cùng một giai cấp phải ý thức được kẻ thù chung, ý thức được hoàn cảnh của giai cấp mình. Còn nếu cá nhân không cùng những nhận thức như vậy thì cá nhân đó không phải cùng một giai cấp.

Trong xã hội thì có các giai cấp cơ bản và tầng lớp trung gian.

Ví dụ: Xã hội tư bản thì giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là hai giai cấp cơ bản. Họ đối nghịch nhau về tư liệu sản xuất (máy móc, nhà cửa, đất đai...), ngoài ra còn có tầng lớp trung gian đó là tầng lớp trí thức.

* Quan niệm của Weber về giai cấp xã hội:

Ông cho rằng yếu tố kinh tế vật chất không phải là yếu tố cơ bản tạo nên giai cấp. Ông đã chúng minh có những người ở Đức không có tài sản lớn, thậm chí kiệt quệ nhưng họ vẫn ở trong đẳng cấp cao. Ngược lại, một số người sở hữu nhiều đất đai, nhà máy... nhưng họ không có quyền lực hay vị trí xã hội cao vì họ là người Do Thái.

Ông cho rằng quan niệm giai cấp của K.Marx quá giản đơn. Ông cho rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tầng xã hội: Của cải, uy tín, quyền lực.

Của cải và giai cấp: Theo ông thì giai cấp chính là nhưng cá nhân có những mối liên hệ khi họ có chung về địa vị kinh tế.

Uy tín: uy tín có thể dựa trên của cải hoặc không có của cải. Có những giai cấp cao trong xã hội mà có ít, thậm chí không có của cải. Ví dụ: Nhà thơ, nhà khoa học, nhạc sĩ...

Quyền lực: Quyền lực cũng có thể tạo ra giai cấp mà không cần phải dựa vào vật chất. Ví dụ: Chủ tịch hội đồng thành phố, cảnh sát trưởng...

Thực chất, Weber cố chứng minh rằng không có yếu tố đơn lẻ nào mang tính quyết định đối với sự phân tầng xã hội và biến đổi xã hội. Khái niệm về giai cấp của Weber hẹp hơn khái niệm của K.Marx. Nó chỉ nói lên một loại hình tầng lớp nào đó mà thôi.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Giai cấp xã hội về đặc điểm, khái niệm và quá trình phân cấp giai cấp của xã hội..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giai cấp xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Xã hội học đại cương

    Xem thêm