Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 47

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 11 bài 47: Một thời đại trong thi ca (Trích Hoài Thanh) có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Một thời đại trong thi ca (Trích Hoài Thanh)

Câu 1 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thời đại thi ca mà Hoài Thanh đề cập trong bài viết của mình diễn ra trong bao lâu?

A. Chín năm

B. Mười năm

C. Mười ba năm

D. Mười lăm năm

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả nào trong phong trào Thơ mới không được nhắc đến trong phần một của văn bản Một thời đại trong thi ca (trích)?

A. Hàn Mặc Tử

B. Thế Lữ

C. Nguyễn Bính

D. Xuân Diệu

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Để thuyết phục người đọc về chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, Hoài Thanh đã:

A. nêu thành công của nhiều nhà thơ mới

B. thống kê số lượng lớn các nhà thơ tiêu biểu

C. so sánh các nhà thơ mới và các nhà thơ khác

D. so sánh thời đại thơ mới với thời đại thơ cũ

Trả lời:

Đáp án D

Câu 4 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Để làm rõ sự khác nhau giữa tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới, tác giả đã lập luận như thế nào?

A. Phân tích bản chất của chữ “tôi” trong các sáng tác thơ ca trước đây và trong các bài thơ của các nhà thơ mới tiêu biểu

B. Lí giải về ý nghĩa của chữ “tôi” trong thơ mới, rồi chứng minh sự khác biệt của chữ “tôi” trong thơ Lý Thái Bạch và thơ Xuân Diệu

C. Làm rõ nội hàm của tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới trong hai chữ “tôi” và “ta”, rồi chứng minh sự khác nhau về chữ “tôi” trong mỗi thời đại

D. Nêu đặc điểm riêng của từng cái “tôi” các nhà thơ mới (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,...) rồi khái quát đặc điểm chung của cái “tôi” thơ mới

Trả lời:

Đáp án C

Câu 5 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Nội dung chính của phần (3) là gì? Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm như thế nào?

Trả lời:

Phần (3) nói về cảm hứng bao trùm của thơ mới và tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới. Luận điểm: Cảm hứng bao trùm của thơ mới là nỗi buồn và tình yêu quê hương của các nhà thơ mới được gửi gắm trong tình yêu tiếng Việt.

Câu 6 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong các câu văn sau ở cuối phần (3): “Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.”.

Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.

Chưa bao giờ như bây giờ, họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.”.

Trả lời:

- Ở cuối phần (3), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp cú pháp: Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu...; Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy...; Chưa bao giờ như bây giờ, họ thấy…

- Tác dụng: Biện pháp này vừa giúp tác giả nhấn mạnh đặc điểm riêng trong tâm hồn các nhà thơ mới, vừa làm rõ các khía cạnh cụ thể, phong phú trong nhận thức và tình cảm của các nhà thơ mới đối với đất nước, dân tộc, đồng thời thể hiện một cách sâu sắc những đồng cảm của người viết với các thi nhân. Biện pháp trên còn tạo nhịp điệu cho câu văn, góp phần tạo nên tính hấp dẫn của văn bản về phương diện ngôn ngữ.

Câu 7 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Đoạn văn sau cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì?

“Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”.

Trả lời:

- Đoạn văn cho thấy sự kết hợp của các phương thức thuyết minh và biểu cảm.

- Tác dụng: vừa thuyết minh về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới vừa biểu lộ nhận định, đánh giá và sự thấu cảm của nhà phê bình văn học với các nhà thơ.

Câu 8 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Văn bản Một thời đại trong thi ca có đoạn:

“Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”.

Đoạn văn trên giúp em có thêm những hiểu biết gì về:

- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh?

- Phong trào Thơ mới 1932 – 1945?

Trả lời:

Đoạn văn bản “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” cho thấy:

- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh: giàu hình ảnh và chất thơ; câu văn có nhịp điệu, được tạo nên bởi những cấu trúc tương xứng lặp đi lặp lại như một điệp khúc.

- Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 là một phong trào thơ ca phong phú về nội dung cảm xúc và đa dạng về cá tính sáng tạo. Đó là một trào lưu văn học với nhiều nhà thơ nổi tiếng.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 48

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 11 bài 47: Một thời đại trong thi ca (Trích Hoài Thanh) sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 19:07 21/07
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 19:07 21/07
      • Lang băm
        Lang băm

        😻😻😻😻😻😻😻

        Thích Phản hồi 19:07 21/07
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 11 Cánh diều

        Xem thêm