Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 9

Giải SBT Ngữ văn 11 bài 9: Độc Tiểu Thanh kí có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Đọc Tiểu Thanh kí

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Trả lời:

Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới).

- Theo mô hình do Kim Thánh Thán (nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời trung đại) đề xuất thì một bài thơ bát cú Đường luật có thể được chia làm hai phần, bốn câu trên gọi là tiền giải, bốn câu sau là hậu giải. Một bài thơ Đường luật thường có hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất (thường là sự việc, câu chuyện, cảnh vật) được triển khai trong phần tiền giải và khía cạnh thứ hai (thường là cảm nghĩ của tác giả) được triển khai trong phần hậu giải.

- Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí hoàn toàn có thể chia thành hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) theo mô hình tiền giải và hậu giải của Kim Thánh Thán. Bốn câu thơ trên là sự việc tác giả đọc Tiểu Thanh kí và cảm nghĩ về số phận Tiểu Thanh, thương cho người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc. Bốn câu thơ sau là cảm nghĩ của nhà thơ về chính mình, là nỗi niềm của nhà thơ gửi tới mai sau.

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào ở khổ thơ đầu?

Trả lời:

Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện ở khổ thơ đầu:

- Số phận Tiểu Thanh là điển hình cho bi kịch của những người phụ nữ: “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đô”. Nàng có sắc đẹp mà chết yếu. Tài thơ văn như nàng mà bị vùi dập. Nguyễn Du dùng những ẩn dụ tượng trưng để nói về người phụ nữ có sắc, có tài mà số phận bi thương: sơn phân tượng trưng cho sắc đẹp, văn chương tượng trưng cho tài năng.

- Cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh là vừa xót thương vừa trân trọng khẳng định sắc đẹp, tài năng. HS có thể tham khảo đoạn văn phân tích hai câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”.

“Hai vật thể vô tri, vô giác đã được nhân cách hoá để có “thần”, có hồn. Cảm xúc của Tố Như càng dồn nén thì ý thơ càng lan toả dẫn đến tính chất đa nghĩa ở hai câu thực. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là chủ thể tự hận, tự thương thì đưa tới cách cảm nhận: son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì dẫn đến cách cảm nhận: son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc, văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt. Câu thơ Nguyễn Du đã hòa đồng tâm trạng chủ thể và khách thể dẫn đến sự hợp lí của cả hai cách hiểu nói trên. Và lại, “sợi chỉ đỏ” xâu chuỗi hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng”).

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Giữa hai câu thực và hai câu luận có mối tương quan như thế nào trong mạch cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

Trong mạch cảm xúc của nhà thơ, giữa hai câu thực và hai câu luận có tương quan với nhau.

Hai câu thực thể hiện cảm xúc của tác giả về số phận Tiểu Thanh: “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”. Số phận Tiểu Thanh không chỉ là nỗi đau riêng của một người phụ nữ mà còn tiêu biểu cho những người tài hoa nhưng bi kịch trong xã hội xưa. Chính vì vậy, ở hai câu luận, nhà thơ bàn rộng ra nỗi hờn, nỗi oan của tài hoa, trí tuệ trong trường kì lịch sử: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”. Từ nỗi đau chung của những người tài hoa, Nguyễn Du cảm thấy có mình trong đó: “Cái án phong lưu khách tự mang”. Câu thơ dịch chữ “ngã” (tôi, ta) thành chữ “khách” đã không làm nổi bật yếu tố chủ thể (nhà thơ) nhập thân vào khách thể (số phận Tiểu Thanh). Từ cảm xúc về Tiểu Thanh ở hai câu thực, Nguyễn Du tự cảm nhận về chính mình.

Hai câu thực và hai câu luận tạo thành cái bản lề chuyển cảm xúc của nhà thơ từ thương người, khóc người sang thương minh, khóc cho chính mình.

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tâm sự của tác giả qua hai câu thơ kết.

Trả lời:

Hai câu thơ cuối bài kết đọng tâm sự của tác giả: “Chẳng biết ba trăm năm là nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?”.

- Hai câu thơ thể hiện niềm tự thương mình của Nguyễn Du:

+ Không hỏi quá khứ, hiện tại mà hỏi tương lai, không hỏi trời (vì “thiên tai vấn” - trời khôn hỏi) mà hỏi người đời.

+ Nguyễn Du tự đau, tự thương vì ông cảm thấy bơ vơ giữa thời gian vô định cô đơn, không tri âm tri kỉ trước thực tại.

– Nhà thơ hoài vọng về tương lai mong nhận được sự đồng cảm của hậu thế.

+ Đời sau trong muôn một còn có kẻ khóc “người đời xưa” là chính Nguyễn Du

+ Thời đại Nguyễn Du là thời đại khổ đau, khát khao giải thoát nhưng vẫn bế tắc. Dù bế tắc vẫn không thôi khát vọng giải thoát. Vì vậy, nỗi niềm của Nguyễn Du gửi tới mai sau không phải là sự tuyệt vọng mà là niềm hi vọng được giải toả.

Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Trả lời:

Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Nghệ thuật đối có ở trong câu thơ đầu và nhất là nghệ thuật đối giữa hai câu thực và hai câu luận – biện pháp nghệ thuật buộc phải có đối với bài thơ bát cú Đường luật.

- Câu thơ “Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang”, chi với bảy chữ nhưng đã chứa đựng sự đối lập về hình ảnh và về ý. Sự đối lập về hình ảnh: cảnh đẹp / gò hoang, đối lập về ý: quá khứ đẹp để huy hoàng / hiện tại hoang tàn, cô quạnh. Mới đọc qua tưởng là lời than chung cho lẽ đời dâu bể, nhưng nghĩ kĩ thì là lời than trước cái đẹp bị dập vùi. Nguyễn Du đã khai đề bài Đọc Tiểu Thanh kí bằng một câu thơ xót xa, thương cảm. Câu thơ mở đầu như báo trước về số phận Tiểu Thanh.

- Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên sự tương quan giữa số phận bi kịch của Tiểu Thanh với bi kịch của những người tài hoa ở xã hội cũ, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ nói tới hai cái oan, cái hận trong đời Tiểu Thanh: sắc đẹp nhưng yểu mệnh, tài năng bị dập vùi. Từ cái hận của Tiểu Thanh, nghĩ rộng ra cái hận muôn đời để rồi “Một lời là một vận vào” bản thân mình: Phong vận kì oan ngã tự cư (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Biện pháp nghệ thuật đối tương đồng giữa hai câu thực và hai câu luận tạo nên sự hòa nhập giữa khách thể và chủ thể, cho thấy sự cảm thông lạ lùng của đại thi hào dân tộc.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 10

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 11 bài 9: Độc Tiểu Thanh kí sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Quỳnh Trâm
    Quỳnh Trâm

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 20:04 18/07
    • Vợ nhặt
      Vợ nhặt

      😄😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 20:04 18/07
      • Xucxich14
        Xucxich14

        😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 20:04 18/07
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 11 Cánh diều

        Xem thêm