Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 6

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bài 6: Bài tập viết và nói - nghe trang 14 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Bài tập viết và nói - nghe trang 14

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nào? Cho ví dụ về mỗi dạng đó.

Trả lời:

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,…

- Ví dụ:

+ Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: “Tay phải của mình là tay trái của người”.

+Liệu có phải “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”?

- Nhưng cũng có đề văn yêu cầu bàn luận trực tiếp một tư tưởng, đạo lí. Ví dụ:

+ Bàn về tính ích kỉ và lòng vị tha trong tình yêu.

+ Thế nào là một người bạn chân chính?

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý những yêu cầu gì?

Trả lời:

Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Nhận biết đúng dạng đề bàn về tư tưởng, đạo lí (thông qua một câu danh ngôn hoặc ngạn ngữ, ca dao,…hay nêu trực tiếp tư tưởng, đạo lí).

- Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy là gì, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.

- Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Các luận điểm, lí lẽ phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. Bố cục bài viết theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của người viết.

Trả lời:

Để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, các em cần chú ý:

- Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung cần trình bày.

- Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…

- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nghe.

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong kiểm tra và chỉnh sửa việc nói – nghe bài trình bày ý kiến đánh giá, ý bình luận về một tư tưởng, đạo lí, người nói và người nghe cần chú ý những gì?

Trả lời:

Người nói

Người nghe

Rút kinh nghiệm về bài trình bày:

+ Đã trình bày đầy đủ các nội dung chuẩn bị trong dàn ý chưa?

+ Cách thức trình bày, phong cách, thái độ, giọng điệu, ngôn ngữ,…có phù hợp không?

+ Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả như thế nào?

- Tự đánh giá:

+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?

+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?

- Kiểm tra kết quả nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì,…

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Bài trình bày của người nói có ưu điểm và hạn chế nào rõ nhất?

+ Em rút ra được gì từ bài trình bày của người nói?

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 7

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 11 bài 6: Bài tập viết và nói - nghe trang 14 sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Song Ngư
    Song Ngư

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 23 giờ trước
    • Nguyễn Đăng Khoa
      Nguyễn Đăng Khoa

      🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 23 giờ trước
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        🙀🙀🙀🙀🙀🙀🙀

        Thích Phản hồi 23 giờ trước

        Ngữ văn 11 Cánh diều

        Xem thêm