Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 24

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 11 bài 24: Bài tập tự đánh giá cuối học kì l có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài tập tự đánh giá cuối học kì l

Câu 1 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định các điểm cần chú ý về đánh giá đối với bài kiểm tra cuối học kì I.

Trả lời:

Xác định các điểm cần chú ý về đánh giá đối với bài kiểm tra cuối học kì I

Câu 2 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu 8, SGK) Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên.

Trả lời:

HS có thể phân tích tác dụng của thủ pháp đối lập thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

- HS có thể chọn một trong ba biểu hiện cụ thể của bút pháp đối lập (tương phản) trong đoạn trích để phân tích tác dụng của biện pháp ấy. Ba biểu hiện là mặt đất và bầu trời; ánh sáng và bóng tối; hiện tại và quá khứ.

- Ví dụ đối lập giữa bầu trời và mặt đất. Miêu tả bầu trời lộng lẫy, rất đẹp (“Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh...”) là để làm nổi hiện trạng của mặt đất buồn tẻ, khổ đau (đầy bóng tối, buồn thảm, âm u,...).

Câu 3 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Phần II. Viết, SGK) Lập dàn ý cho một trong hai đề sau:

Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một.

Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu lên một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.

Trả lời:

Đề 1: Các em tham khảo gợi ý sau để lập dàn ý:

Đây là yêu cầu viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. HS đã được rèn luyện cách viết kiểu văn bản này ở Bài 3. Để nêu theo dạng mở để HS tự xác định một vấn đề xã hội mà các em thấy có ý nghĩa đặt ra trong tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm cho phù hợp. Yêu cầu về ý ở đề này chỉ cần HS nêu lên theo lô gích sau:

- Xác định vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa là vấn đề gì? Vấn đề ấy đặt ra trong tác phẩm nào?

- Mô tả ý nghĩa của vấn đề xã hội đã xác định theo hiểu biết của mình.

- Giải thích vì sao đó lại là vấn đề có ý nghĩa.

- Phân tích ý nghĩa của vấn đề ấy trong thực tiễn cuộc sống hiện nay tức là từ tác phẩm đến đời sống hiện đại.

Cảm nghĩ, nhận xét của em về vấn đề xã hội mà tác phẩm đã đặt ra.

Đề 2:

Đây là kiểu văn bản thuyết minh tổng hợp, HS đã được học và rèn luyện ở Bài 4 Đề văn cũng liên quan đến nội dung đọc hiểu Bài 4 (phẩm chất hoặc một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay), vì thế rất thuận lợi cho HS viết bài. Tuy nhiên, do dạng đề mở, để HS tự chọn phẩm chất hoặc thói quen xấu nên vẫn có chỗ để phân hoá và phát huy được ý kiến riêng của mỗi HS. Như thế, cả nội dung và kĩ năng vừa quen thuộc vừa có yêu cầu mới.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều bài 25

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 11 bài 24: Bài tập tự đánh giá cuối học kì l sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 14:58 19/07
    • Phan Thị Nương
      Phan Thị Nương

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 14:58 19/07
      • Xucxich14
        Xucxich14

        🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣

        Thích Phản hồi 14:58 19/07
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 11 Cánh diều

        Xem thêm