Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Cánh diều

Soạn văn 11 Cánh diều Đọc Tiểu Thanh kí

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi. "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

Bài làm

"Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa nhưng lại bạc mệnh.

Câu hỏi cuối bài

Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kế có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Bài làm

Bài Đọc “Tiểu Thanh kí" có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.

  • 4 câu đầu: Nỗi xót thương cho phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh.
  • 4 câu sau: Niềm suy tư và mối đồng cảm với Tiểu Thanh và và với chính mình của Nguyễn Du.

Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, / Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

Bài làm

- "Son phấn": vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ. Ở đây được hiểu là Tiểu Thanh rất xinh đẹp.

- "Văn chương": tượng trưng cho tài năng.

-> Tiểu Thanh là người con gái xinh đẹp và tài hoa.

- "hận, vương": diễn tả cảm xúc

- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.

-> Tiểu Thanh là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bị chôn vùi bởi chính những điều đó, bị sự ghen tuông của người vợ cả hại.

=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.

Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

Bài làm

Tiểu Thanh nàng có tài có sắc nhưng mệnh bạc, bị đà đọa mà chết trong tủi cực. Nguyễn Du cũng vậy, ông là một người tài hoa nhưng phải sống trong thời kì loại lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm, biến cố. Nguyễn Du là một người với trái tim nhân đạo, mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh một hiện thực xã hội. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó cũng là lí do nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.

Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Bài làm

Trong bài thơ Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn ngữ:

Cảnh đẹp >< gò hoang -> Đối lập giữa quá khứ và hiện tại nhằm nhấn mạnh sự hoang tàn của cảnh vật nơi đây, vốn từng rất xinh đẹp nhưng giờ đây lại héo úa, hoang tàn. Qua đó thể hiện hiện sự xót xa, tiếc nuối của tác giả đối với số phận éo le của nàng Tiểu Thanh.

Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?

Bài làm

Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm: Liệu rằng sau này còn ai nhớ đến Nguyễn Du?

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng

Bài thơ Tiểu Thanh kí có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện về nàng Tiểu Thanh mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh - một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa nói chung trong xã hội. Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.

----------------------------

Bài tiếp theo: Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng Cánh diều

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí Cánh diều. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh diều, Hóa học 11 Cánh diều.

Đánh giá bài viết
1 342
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 11 Cánh diều

    Xem thêm