Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Nguyệt cầm Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nguyệt cầm Chân trời sáng tạo được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu soạn văn 11 Chân trời sáng tạo nhé.

Trước khi đọc

Câu hỏi: Hãy hình dung cảm giác của bạn khi lắng nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.

Bài làm

Khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng, bản thân em có nhiều những rung cảm ấn tượng. Đó là cảm giác lãng mạn, nhẹ nhàng và thư thái. Tiếng đàn trầm lắng, êm ái như những vòng xoáy âm nhạc hòa trong đêm trăng tĩnh lặng, đưa em vào một thế giới khác, nơi mà tất cả những lo toan, áp lực trong cuộc sống đều tan biến.

Đọc văn bản

Câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Hình ảnh "mỗi giọt rơi tàn" gợi tả điều gì?

Bài làm

Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” thoạt đầu làm cho người đọc liên tưởng tới hình ảnh của một thứ chất lỏng đang rơi chầm chậm rồi tắt hẳn.

Tuy nhiên, khi hiểu sâu xa hơn về nội dung của bài thơ, hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” lạ là một hình ảnh đắt giá, thể hiện cái nhìn độc đáo của Xuân Diệu, nhà thơ đã dùng dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

Nếu như “giọt” là đơn vị của chất lỏng thì “giọt rơi tàn như lệ ngân” lại là giọt ánh sáng, giọt âm thanh: âm thanh biến thành ánh sáng, ý thơ lung linh, chính tâm hồn tinh tế của thi nhân đã “kết” tiếng đàn kia từ âm, sắc thành giọt lỏng.

Câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Bạn hình dung âm thanh "long lanh tiếng sỏi" như thế nào?

Bài làm

Âm thanh “long lanh tiếng sỏi” đã cho em những hình dung mới lạ, độc đáo. Tưởng chừng “sỏi” chỉ là thứ đá vô tri, xù xì, trầm đục nay lại “long lanh” dưới ánh trăng như một thứ âm thanh đẹp đẽ, kì diệu. Phải chăng, tiếng đàn đã đọng lại, thấm nhuần vào từng viên sỏi vô tri, làm xao xuyến lòng người nghe - một thứ âm thanh lạ kỳ, độc đáo, lẽ ra phải được cảm nhận bằng thị giác nay “vang vọng” thì đã chuyển sang thính giác.

Câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Hình ảnh "biển" và "chiếc đảo" có mối quan hệ như thế nào?

Bài làm

- Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau.

- Trong bài thơ này cũng vậy, hai hình ảnh mang mối quan hệ tương giao, gắn liền, song hành cùng nhau. - “Biển” là hình ảnh to lớn còn “chiếc đảo” là hình ảnh nhỏ bé hơn, nhưng Xuân Diệu đã khéo léo kết hợp hai hình ảnh cùng xuất hiện. “Biển” - cái đẹp mênh mông, trong sáng kết hợp cùng “chiếc đảo” - không gian hẹp hơn, ám chỉ tâm hồn của chính “tôi”.

→ Mối quan hệ của “biển” và “chiếc đảo” góp phần thể hiện tâm hồn thi sĩ giao hoà âm nhạc với ánh trăng thành một biển sáng có âm thanh pha lê. Đồng thời gợi cho người đọc liên tưởng tới một không gian vô tận mà ở đó con người thật nhỏ bé, khó xác định, cứ bị ngợp dần, nói lên sự lạc lõng gây gây của thi nhân trong cõi trần âm u hoang lạnh.

Sau khi đọc

Câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?

Bài làm

- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội họa, âm nhạc) mà em biết.

+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn không chỉ gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn mà nó còn gợi ra sự hợp nhất thành một giữa chúng.

+ Nhưng sự giao hòa tuyệt đối này gợi ra cho người đọc sự choáng ngợp, đồng thời cảm nhận được hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.

→ Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.

Câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật đã kết hợp để tạo nên các hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn-âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

... giọt rơi tàn như lệ ngân

2

... bóng sáng bỗng rung mình

3

Long lanh tiếng sỏi...

4

... ánh nhạc: biển pha lê...

Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.

Bài làm

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng)

[1]

Âm thanh

(đàn - âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

“trăng thương”, “trăng nhớ”, “trăng ngần”

“đàn buồn”, “đàn lặng”, “đàn chậm”

…giọt rơi tàn như lệ ngân

2

“mây vắng”, “trời trong”

“ đêm thủy tinh”

…bóng sáng bỗng rung mình

3

“nguyệt tỏ ngời”

“đàn ghê như nước”

Long lanh tiếng sỏi…

4

“sương bạc”

“khuya nín thở”

…ánh nhạc: biển pha lê…

→ Sự kết hợp giữa các cảm giác đã tạo nên dấu ấn đặc biệt, gây ấn tượng đặc biệt trong lòng người đọc. Sự kết hợp giữa các cảm giác được cấu tạo từ sự tương giao, sự chuyển đổi của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác…. Qua cách kết hợp độc đáo này, người đọc có thể cảm nhân được âm nhạc tỏa lan trong không gian mang lại cả màu sắc, hình khối, tạo ra những liên tưởng chân thực nhất.

- Ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm: gợi cho người đọc những liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc của người nghệ sĩ, sự hòa quyện này không chỉ tạo nên khung cảnh tuyệt sắc mà còn tạo ra âm thanh du dương, quyến rũ, hấp dẫn người nhìn, người xem. Mặt khác cũng gợi đến bóng dáng của nhân vật trữ tình với cây đàn cầm gảy trong đêm trăng.

Câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rọn” (khổ 4),... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

Bài làm

- Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4),...là cảm giác của nhân vật “tôi” hay chính là tác giả Xuân Diệu.

- Những cảm giác ấy toát ra từ những cảm nhận về mặt thị giác, thính giác, xúc giác của nhân vật trữ tình trước tiếng đàn và cảnh đêm trăng. Trong đêm trăng thanh tĩnh lặng, chỉ đơn độc có tiếng đàn và nhân vật trữ tình, đã khiến tâm trạng và cảm xúc nhà thơ vì thế cũng bao trùm một màu lạnh lẽo, cô đơn. Mỗi giọt đàn để lại một thoáng rợn mình, một chút giá băng lên toàn thân, thấu vào tận hồn. Những cảm nhận hoàn toàn tinh thần của thị giác và thính giác đã trộn vào nhau thật ma quái để gây thành một tác động xúc giác rờn rợn nơi làn da. Những mong manh mơ hồ của cõi tinh thần đã biến thành cảm giác tê ngời, buốt giá khắp toàn thân, toàn trí, toàn hồn.

Câu 4 trang 62 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

Bài làm

- Chủ thể trữ tình khi lắng nghe tiếng đàn đã thể hiện những cảm xúc, tình cảm đầy chất trữ tình:

+ Ngay câu thơ đầu tiên, nhà thơ Xuân Diệu đã tạo cho bài thơ một âm hưởng trầm buồn, và nỗi buồn ấy được thể hiện ngay trong câu thơ sau đó “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”, vầng trăng trong cái nhìn của nhà thơ cũng đâu phải là một hiện tượng của thiên nhiên mà nó như một con người, có sự đa cảm nhất định, biết thương, biết nhớ.

+ Tác giả dường như đang mối sầu không có người dãi tỏ “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”.

+ Câu thơ “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề” thể hiện những suy tư bộn bè, cũng như sự đồng cảm với thi nhân của Xuân Diệu, dường như ông cũng cảm nhận được nỗi buồn, sự bỗi bề ấy mà “làm thinh”, “nín thở”.

→ Đứng trước tiếng đàn, chủ thể trữ tình dạt dào biết bao cảm xúc, đó là âm vị trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư, những bí mật không thể giãi bày, không thể tâm sự.

Câu 5 trang 62 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.

Bài làm

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai: hình ảnh người phụ nữ được tác giả nhắc tới đó chính là người phụ nữ trong sự tích về cái chết của người phụ nữ, khi người phụ nữ ấy cất tiếng hát rồi đắm mình trong dòng chảy của dòng nước xanh, vào đúng thời khắc đêm rằm, khi ánh trăng cũng đẹp, cũng lung linh như vậy.

→ Hình ảnh nương tử cùng động từ “đã chết” đứng một mình ở dòng tiếp theo, không có chủ ngữ, tạo cảm giác bơ vơ, buông lỏng. Thông qua hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, tác giả thể hiện những suy ngẫm về một kiếp người bạc mệnh. Họ là những người phụ nữ tài sắc nhưng “hồng nhan đa truân”, cuộc đời họ bất hạnh, buồn thảm như tiếng đàn của họ.

- Hình ảnh bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba có lẽ là hình ảnh tượng trưng cho người đọc một sự luyến lưu dĩ vãng của tác giả, làm cho sự cách biệt giữa không gian và thời gian, nghệ thuật và tình người ngắn lại, nhưng cũng lại trải ra biền biệt đến vô cùng.

- Ở khổ thơ cuối, hình ảnh sao Khuê xuất hiện, với hàm ý không gian xung quanh cũng như đồng cảm với thi nhân, như cảm nhận được nỗi buồn, sự bỗi bề ấy mà “làm thinh”, “nín thở”. Âm thanh tiếng nhạc vẫn réo rắt, không chỉ đánh động tâm can con người mà còn đánh động đến cả sao Khuê “Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”.

→ Những hình ảnh trên đều là những điển tích, điển cố được sử dụng nhiều trong văn thơ trung đại, nay đến lượt Xuân Diệu. Chính điều đó giữ ông lại với tâm hồn Việt Nam. Bên cạnh việc thể hiện nét tài hoa của nhà thơ, những hình ảnh còn góp phần nào thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh.

- Cấu tứ của bài thơ mang những tính chất cơ bản của thi ca. Cùng nhịp thơ 2/2/3 độc đáo, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế, ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng đậm chất Xuân Diệu. Bài thơ “Nguyệt cầm” có nội dung ảnh hưởng của trường phái văn Pháp, thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.

Câu 6 trang 62 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc diệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh?

Bài làm

- Một hồn thơ như thế không thể không viết về nhạc. Cảm hứng về nhạc của nhà thơ là đi mãi vào cái thế giới bên trong nhạc. Vào thế giới riêng của "Nguyệt Cầm", thi sĩ đã hoà tan vào một niềm thơ duy nhất, thành mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật.

- Cách ngắt nhịp 2/2/3 vừa tạo nên nhạc tính nhuần nhị cho câu thơ vừa gợi lên một bức tranh đã có hình lại có thanh. Nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, Xuân Diệu tạo ra âm điệu cũng chính là tạo nên nhạc tính trong thơ. Từ đó dẫn dụ người đọc đi vào thế giới lung linh màu nhiệm của Nguyệt Cầm.

- Việc sử dụng những từ láy và lặp lại chúng “long lanh”, “lung linh”… là một trong những biện pháp tạo nhịp điệu trong thơ. Nhịp điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo nhạc tính trong thơ, đồng thời thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của nhà thơ.

Bài tập sáng tạo trang 62 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.

Bài làm

Được mệnh danh là “Ông hoàng của những bản thơ tình”, Xuân Diệu luôn thắp lên ngọn lửa bùng cháy trong tâm hồn những người yêu thơ ca Việt Nam. Trong thơ Xuân Diệu có vai trò đặc biệt của cảm giác, cảm giác về cuộc sống xung quanh nhà thơ muôn hình muôn vẻ, có khi lại là những điều lớn lao trong tình yêu, trong lòng người, nhưng có khi là chỉ qua việc nghe “nguyệt cầm” nhà thơ đã tạo nên bao điều tinh tế. “Nguyệt cầm” là một trong những điều tinh tế ấy. Nhà thơ đã chọn đây là bài thơ hay nhất của ông, “bài thơ thăng hoa từ đầu đến cuối”. “Nguyệt cầm” là bài thơ hay và chứa nhiều cảm xúc mới mẻ của Xuân Diệu khi ông tiếp cận với trường phái văn học nước ngoài, đó là những cảm xúc mới lạ, tình cảm chất chứa nét trữ tình, ẩn sâu bên trong lời thơ đó là những lý tưởng, những ẩn ý qua lời thơ ấy, qua hình ảnh độc nhất trong bài thơ “Nguyệt cầm”, trong mỗi lời thơ là hình ảnh hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc đầy du dương và nhẹ nhàng của người nghệ sĩ, đó không chỉ là những âm thanh tuyệt vời mà nó còn là những hình ảnh độc đáo và đậm chất mới lạ hấp dẫn người xem, người nghe. Nhân vật trữ tình cũng được tác giả thể hiện rất nổi bật với một cây đàn và gảy trong một không gian của đêm trăng đầy xúc động của tác giả.

-------------------------------------

Bài tiếp theo: Soạn bài Thời gian Chân trời sáng tạo

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Nguyệt cầm Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm