Soạn bài Trái tim Đan - kô Cánh diều
Soạn văn Trái tim Đan - kô Cánh diều
- Trước khi đọc
- Trong khi đọc
- Câu 1 trang 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 2 trang 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 3 trang 7 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 4 trang 8 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 5 trang 8 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 6 trang 9 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 7 trang 9 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 8 trang 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Câu 9 trang 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
- Sau khi đọc
Soạn bài Trái tim Đan - kô Cánh diều được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Trước khi đọc
Câu hỏi trang 5 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Đọc trước văn bản Trái tim Đan-Kô, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mác-xim Go-rơ-ki và tác phẩm Bà lão I-déc-ghin.
Bài làm
* Tác giả
- Mác-xim Go-rơ-ki (Macxim Gorki) (1868-1936), sinh ra tại Nizhny Novgorod.
- Mồ côi khi mười tuổi, được ông bà nuôi dưỡng, bà ông là một người rất giỏi kể chuyện. Cái chết của bà ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của ông.
- Ông đã đi bộ xuyên qua Đế chế Nga trong 5 năm trời, làm nhiều công việc khác nhau và tích lũy vốn kiến thức để sử dụng vào các tác phẩm sau này.
- Trong vai trò là một nhà báo làm việc cho một tờ báo của tỉnh, ông đã viết các bài dưới bút danh Legudii Khlamida.
- Ông bắt đầu sử dụng bút danh Gorky (“sự đắng cay”) vào năm 1892 trong thời gian ông làm việc ở Tiflis. Cái tên phản ánh sự tức giận của ông về đời sống ở Nga khi đó và sự quyết tâm nói lên sự thực đắng cay.
* Bà lão I-déc-ghin
- Bà lão I-déc-ghin của Macxim Gorki là một trong những sáng tác ở giai đoạn đầu của ông, vào cuối thế kỷ XIX. Truyện ngắn này mang tính dân gian cao và là một trong những sáng tác điển hình trong bút pháp lãng mạn của nhà văn. Thông qua tác phẩm, M.Gorki đem đến cho chúng ta những hình ảnh đầy lãng mạn và hiện thực về con người. Hay nói đúng hơn, đó là những bức tranh về tính cách. Tác giả đã ca ngợi nhiệt thành những giá trị chân chính của con người.
- Tóm tắt tác phẩm: Câu chuyện là cuộc gặp gỡ giữa bà lão I-dec-ghin và nhân vật tôi. Vào một buổi tối trong vườn nho, bà lão đã kể cho nhân vật tôi nghe những câu chuyện cổ tích trên đồi thảo nguyên và về cuộc đời mình.
Trong khi đọc
Câu 1 trang 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý cách tác giả miêu tả phong cảnh thiên nhiên.
Bài làm
- Cách miêu tả phong cảnh thiên nhiên:
+ Trên mặt biển nhô lên một đám mây đen nặng nề, có đường viền gân guốc…
+ Đám mây trườn vào thảo nguyên…
+ Biển động ầm ầm…
→ Cách miêu tả phong cảnh thiên nhiên mang nét bí ẩn, kì bí và huyền ảo.
Câu 2 trang 6 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Hãy hình dung về tình cảnh của đoàn người.
Bài làm
Tình cảnh của đoàn người: Những con người đang sinh sống thoải mái ở trong khu rừng ở gần một thảo nguyên. Nhưng thời buổi khó khăn, có những người từ vùng khác đến xua đuổi những con người đó vào trong sâu khu rừng, nơi chỉ có đầm lầy và bóng tối. Có những người đã mất mạng còn những người ở lại thì vô cùng khổ sở. Họ phải lựa chọn giữa việc quay lại đánh nhau với những kẻ mạnh kia, hoặc tiến sâu vào trong kia mong tìm được lối thoát.
Câu 3 trang 7 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Ngoại hình, lời nói và hành động của Đan-kô như thế nào?
Bài làm
- Nhân vật Đan-kô:
+ Một chàng trai trẻ đẹp, khỏe mạnh.
+ Rất can đảm.
+ Anh khuyên mọi người không ngồi nghĩ nữa mà hãy đứng lên hành động, tiến sâu vào rừng và tìm đường thoát ra.
+ Anh đã dẫn mọi người đi.
Câu 4 trang 8 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Con đường và khu rừng được miêu tả như thế nào?
Bài làm
- Đặc điểm:
+ Rừng tối om…
+ Cây cối sừng sững chắn đường…
+ Cành cây quấn quýt lấy nhau, rễ bò lan khắp nơi…
+ Rừng mỗi lúc một dày rậm…
→ Con đường mà đoàn người đi gặp vô vàn những khó khăn, khổ sở, rất khó đi.
Câu 5 trang 8 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Tâm trạng thái độ của đoàn người diễn biến ra sao?
Bài làm
- Diễn biến tâm trạng:
+ Mọi người kinh sợ.
+ Đường đi gian nan khiến mọi người mệt lả, chán nản.
+ Nhưng họ xấu hổ không dám thú nhận sự yếu hèn của mình.
+ Họ trút cơn giận lên Đan-kô.
→ Khi trên đường đi gặp những khó khăn, đặc biệt là cơn dông bão khiến cho tất cả đều sợ hãi mất tinh thần nhưng không dám kêu ca về chính sự yếu kém của mình và họ trút giận hết lên Đan-kô cho rằng do anh không biết dẫn đường mới làm họ phải chịu như vậy.
Câu 6 trang 9 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Những chi tiết nào cho thấy tình cảm và ý nghĩ của Đan-kô với đoàn người?
Bài làm
- Những chi tiết:
+ Đan-kô nhìn đám người mà anh khó nhọc bỏ công và họ như đang những con thú…
+ Tim anh bùng lên niềm phẫn nộ sục sôi nhưng lòng thương hại đã dập tắt đi ngọn lửa uất hận đó…
+…ý nghĩ của họ làm anh buồn rầu…
- Đứng trước những tức giận, trách móc của đám người, Đan-kô lúc đầu rất tức giận vì anh đã cố gắng giúp đỡ họ nhưng họ lại tức giận với anh. Tuy nhiên chính lòng thương hại đã giúp anh lấy lại bình tĩnh nhưng anh rất buồn vì họ lại suy nghĩ về mình như vậy.
→ Anh rất yêu quý, có tình cảm sâu sắc với mọi người dù mọi người đối xử với anh như thế nào.
Câu 7 trang 9 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý hành động của Đan-kô
Bài làm
- Hành động:
+ Đan-kô xé toang lồng ngực, Đan-kô lấy trái tim ra soi đường, trái tim cháy sáng như ánh đuốc...
→ Dù bị mọi người trách móc nghĩ sai về mình nhưng Đan-kô vẫn không hề bỏ mặc, anh dùng chính trái tim của mình để soi đường đẩy lùi bóng tối. Tiến lên phía trước.
Câu 8 trang 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Nơi mà đoàn người đã đến như thế nào?
Bài làm
- Khung cảnh:
+ Khung cảnh tươi sáng xuất hiện, Mặt Trời rực rỡ trên thảo nguyên mênh mông, cỏ ngời sáng, sông lấp lánh ánh vàng.
→ Một nơi ở rất tuyệt vời chan hòa ánh nắng cây cỏ tươi tốt.
Câu 9 trang 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Nhân vật “tôi” nghĩ về những điều gì?
Bài làm
Nhân vật “tôi” rất khâm phục trái tim dũng cảm của Đan-kô và rất tôn trọng kính phục trí tưởng tượng của nhân loại để sáng tạo bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách
Sau khi đọc
Câu 1 trang 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Văn bản Trái tim Đan-kô có mấy người kể chuyện? Đó là những ai và họ kể chuyện như thế nào?
Bài làm
- Có hai người kể chuyện.
- Bà lão kể và nhân vật “tôi” kể chuyện.
- Hai câu chuyện: Câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão I-dec-ghin và câu chuyện về Đan-kô mà bà lão I-dec-ghin kể cho nhân vật tôi nghe.
Câu 2 trang 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Hãy tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô. Bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện trong câu chuyện có gì đáng chú ý?
Bài làm
- Tóm tắt:
+ Bà lão kể về câu chuyện chàng Đan-kô.
+ Những người trong bộ lạc kết tội Đan-kô và muốn trừng phạt anh khi dẫn họ vào rừng sâu.
+ Đan-kô xé lồng ngực, lấy ánh sáng trái tim soi cho đoàn người thoát khỏi khu rừng.
+ Cảm nhận của nhân vật tôi về Đan-kô sau câu chuyện của bà lão I-dec-ghin.
- Bối cảnh
+ Không gian: Không gian rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc. Đây là không gian chỉ tồn tại trong câu chuyện, không gắn liền với cuộc sống thực của con người trong thời điểm câu chuyện diễn ra.
+ Thời gian: Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-den-ghin.
Câu 3 trang 10 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Phân tích tình thế, diễn biến tâm trạng và hành động của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm.
Bài làm
Đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người.
Câu 4 trang 11 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Phân tích hình tượng nhân vật Đan-kô (Gợi ý: thể hiện qua các chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng, lời nói của Đan-kô; xác định đặc điểm tính cách của nhân vật; nêu điểm đặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ nhân vật).
Bài làm
- Nhân vật Đan-kô là một chàng trai dũng cảm, dám hành động, có thể lãnh đạo mọi người.
- Anh còn là một người giàu tình yêu thương, dù mọi người nghĩ mình như thế nào nhưng vẫn cố gắng giúp đỡ mọi người.
Câu 5 trang 11 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Có ý kiến cho rằng: Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Em tán thành hay phản đối quan điểm đó? Vì sao?
Bài làm
- Em tán thành quan điểm.
- Cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cá nhân tạo nên cộng đồng và cộng đồng đoàn kết sẽ che chở và bảo vệ cá nhân phát triển mạnh mẽ.
Câu 6 trang 11 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô”? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại cảm nghĩ đó.
Bài làm
Qua văn bản “Trái tim Đan-kô”, người đọc thực sự ấn tượng bởi hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô”. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên. Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp, một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô.
--------------------------------------------
Bài tiếp theo: Soạn bài Một người Hà Nội Cánh diều
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Trái tim Đan - kô Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Cánh diều, Văn mẫu 11 Cánh diều.