Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bài mở đầu Cánh diều

Soạn văn 11 Cánh diều Bài mở đầu

Soạn bài Bài mở đầu Cánh diều được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.

Bài mở đầu

Câu 1: Sách Ngữ văn 11 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào? Thể loại truyện nào mới so với sách Ngữ văn 10? Cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?

Bài làm

- Sách Ngữ văn 11 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại: truyện, thơ, kí, kịch bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin.

- Thể loại truyện mới so với sách Ngữ văn 10 là kí và kịch bản văn học.

- Những lưu ý khi đọc hiểu các văn bản văn học là:

  • Văn bản truyện: ngoài việc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm, cần biết cách đọc văn bản gắn với đặc điểm mỗi thể loại cụ thể.
  • Văn bản Thơ: mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, đặc điểm của mỗi thể thơ.
  • Văn bản kí: nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó.
  • Văn bản kịch bản văn học: ngoài việc hiểu nội dung cụ thể của mỗi văn bản, còn cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này có gì khác so với văn bản thơ, truyện,...; nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy. Từ đó, có cách đọc phù hợp.
  • Văn bản nghị luận: chú ý đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo; vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả...
  • Văn bản thông tin: cần chú ý nhận biết được cách triển khai thông tin, tác dụng của các yếu tố hình thức; bố cục, mạch lạc của văn bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin; đề tài, cách đặt nhan đề; thái độ, quan điểm người viết.

Câu 2: Đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 có gì giống và khác so với Ngữ văn 10?

Bài làm

Văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 10 và 11 đều gồm những loại: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Khi đọc văn bản này, cần chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

Câu 3: Ở bài Thơ văn Nguyễn Du, các em được học những thể loại và tác phẩm cụ thể nào? Nêu các điểm lưu ý khi học tác giả Nguyễn Du.

Bài làm

Sách Ngữ văn 11 có bài học riêng về tác giả Nguyễn Du. Trong đó cũng cấp những hiểu biết về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Du được cung cấp thông qua văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp. Tiếp đó là đọc hiểu các tác phẩm nổi bật của đại thi hào dân tộc, gồm: Truyện Kiều (với các đoạn trích Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Thề nguyền) và bài thơ chữ Hán Đọc "Tiểu Thanh kí".

Khi đọc thơ văn Nguyễn Du, ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, cần biết vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu biết sâu hơn tác phẩm của ông. Vì thế, cần chú ý đọc kĩ văn bản khái quát mở đầu Bài 2. Thơ văn Nguyễn Du.

Câu 4: Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý những gì?

Bài làm

Nội dung tiếng Việt gồm: kiến thức lí thuyết (nêu ngắn gọn ở phần Kiến thức ngữ văn) và bài tập rèn luyện (nêu ở phần Thực hành tiếng Việt trong mỗi bài).

– Kiến thức lí thuyết thường nêu khái niệm và ví dụ về đơn vị hoặc hiện tượng cần quan tâm trong tiếng Việt; trường hợp cần thiết thì nêu thêm các loại đơn vị, hiện tượng và tác dụng hoặc ảnh hưởng của chúng. Các kiến thức tiếng Việt đều rất cơ bản, thiết thực, dễ hiểu, dễ vận dụng vào các hoạt động đọc hiểu, viết và nói – nghe ở mỗi bài học.

– Các bài tập rèn luyện vừa củng cố kiến thức lí thuyết vừa tạo điều kiện để học sinh vận dụng vào đọc hiểu văn bản, trước hết là những văn bản đọc hiểu trong mỗi bài học.

Câu 5: Nêu những nội dung rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 11; nhận biết yêu cầu khi viết các kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh.

Bài làm

BàiKĩ năng viết cần rèn luyện
1Mở bài (theo lối phản đề, nêu câu hỏi, so sánh), kết bài theo các cách khác nhau; câu chuyển đoạn
2Câu văn suy lý (logic) và câu văn có hình ảnh trong bài văn nghị luận.
3Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài văn nghị luận
4Đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp
5Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức truyện
6Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức thơ
7Cách trích dẫn trong bài viết
8Cách biểu cảm và hệ thống các từ lập luận trong văn bản nghị luận
9Phân tích dẫn chứng và thao tác lập luận bác bỏ

Nghị luận:

- Viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

– Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

Thuyết minh:

– Viết được bài thuyết minh tổng hợp có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

– Viết được báo , nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo....

Câu 6: Những nội dung, yêu cầu cần chú ý của việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?

Bài làm

Nói:

– Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí; kết cấu bài có ba phần rõ ràng; nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.

– Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (ví dụ: tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).

– Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

Nghe:

– Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

– Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình.

– Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

Nói nghe tương tác:

Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hoá.

Câu 7: Trình bày cấu trúc các nội dung chính của mỗi bài học bằng một sơ đồ tư duy. Chú ý những yêu cầu về nhiệm vụ của học sinh.

Bài làm

Soạn bài Bài mở đầu Cánh diều

-------------------------------

Bài tiếp theo: Soạn bài Sóng Cánh diều

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Bài mở đầu Cánh diều. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Cánh diều, Hóa học 11 Cánh diều.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 11 Cánh diều

    Xem thêm