Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 5: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 tuần 5: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Trung thực - Tự trọng là lời giải phần Vở bài tập Tiếng Việt 4 trang 31 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 4: Luyện từ và câu - Luyện tập về Từ ghép và từ láy
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng Vở BT Tiếng việt 4 tuần 5
Câu 1. Tìm những từ:
Cùng nghĩa với trung thực: thật thà,
Trái nghĩa với trung thực: gian dối,.
Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:
Câu 3. Đặt dấu X vào □ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:
□ Tin vào bản thân mình.
□ Quyết định lấy công việc của mình.
□ Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
□ Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.
Thành ngữ, tục ngữ | Nói về tính trung thực | Nói về lòng tự trọng |
a) Thẳng như ruột ngựa. | ||
b) Giấy rách phải giữ lấy lề. | ||
c) Thuốc đắng dã tật. | ||
d) Cây ngay không sợ chết đứng. | ||
e) Đói cho sạch, rách cho thơm. |
Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 5
Câu 1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực:
- Cùng nghĩa với trung thực: thật thà, ngay thẳng, chân thật, thành thật, bộc trực, thẳng tính, thật tình,...
- Trái nghĩa với trung thực: gian dối, dối trá, bịp bợm, gian lận, gian manh, lừa đảo, lừa lọc, gian xảo,...
Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:
- Từ cùng nghĩa:
Bạn Huy là người rất thẳng tính.
- Từ trái nghĩa:
Cha mẹ và thầy cô ở trường vẫn dạy em rằng: cần phải sống trung thực, không nên gian dối.
Câu 3. Đặt dấu X vào □ dưới dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:
Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.
Thành ngữ, tục ngữ | Nói về tính trung thực | Nói về lòng tự trọng |
a) Thẳng như ruột ngựa. | X | |
b) Giấy rách phải giữ lấy lề. | X | |
c) Thuốc đắng dã tật. | X | |
d) Cây ngay không sợ chết đứng. | X | |
e) Đói cho sạch, rách cho thơm. | X |
Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.