Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9: Mở rộng vốn từ - Ước mơ

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Ước mơ

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 9: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ Ước mơ là lời giải phần Luyện từ và câu Vở bài tập Tiếng Việt 4 trang 58 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố vốn từ theo chủ đề. Mời các em tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu Vở bài tập Tiếng Việt 4 Tuần 9

Câu 1. Viết lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ

Câu 2. Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:

  • Bắt đầu bằng tiếng ước
  • Bắt đầu bằng tiếng mơ

Câu 3. Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá. (Từ ngữ để chọn: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng.)

  • Đánh giá cao: M: ước mơ cao đẹp
  • Đánh giá không cao M: ước mơ bình thường,
  • Đánh giá thấp: M: ước mơ tầm thường,

Câu 4. Viết một ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ nói trên:

Câu 5. Nối thành ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B:

A

B

a) Cầu được ước thấy

1) Muốn những điều trái lẽ thường.

b) Ước sao được vậy

2) Không bằng lòng với công việc hoặc hoàn cảnh của mình mà mơ tưởng công việc khác, hoàn cành khác.

c) Ước của trái mùa

3) Gặp được, đạt được đúng điều mình mong muốn.

d) Đứng núi này trông núi nọ

4) Giống như “cầu được ước thấy”.

Đáp án phần Luyện từ và câu Vở bài tập Tiếng Việt 4 Tuần 9 trang 58

Câu 1. Viết lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ: mơ tưởng, mong ước.

Câu 2. Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:

  • Bắt đầu bằng tiếng ước: ước muốn, ước mong, ước ao, ước vọng,...
  • Bắt đầu bằng tiếng mơ : mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng,...

Câu 3. Ghép thêm những từ cùng nghĩa vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá, (Từ ngữ để chọn: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng)

Đánh giá caoM: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ,...
Đánh giá không caoM: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ,...
Đánh giá thấpM: ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông, ước mơ dại dột,...

Câu 4. Viết một ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên.

- Ước mơ được đánh giá cao:

  • Ước mơ về một tương lai tươi sáng và rạng ngời hạnh phúc.
  • Ước mơ về một ngày mai lớn lên chinh phục được vũ trụ.

- Ước mơ được đánh giá không cao:

  • Ước mơ muốn có được chiếc cặp mới.
  • Ước mơ được ăn nhiều bánh ngọt.

Câu 5. Nối thành ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B:

a - 3; b - 4; c - 1; d - 2

a) Cầu được ước thấy

3) Gặp được, đạt được đúng điều mình mong muốn.

b) Ước sao được vậy

4) Giống như “cầu được ước thấy”.

c) Ước của trái mùa

1) Muốn những điều trái lẽ thường.

d) Đứng núi này trông núi nọ

2) Không bằng lòng với công việc hoặc hoàn cảnh của mình mà mơ tưởng công việc khác, hoàn cành khác.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 có đáp án

-------------------------------------------------------

Ngoài Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 9: Mở rộng vốn từ - Ước mơ ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Tài liệu tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
72
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 Kết nối

    Xem thêm