Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Khoa học 5 bài 24: Đồng và hợp kim của đồng

Giáo án Khoa học 5 bài 24

Giáo án Khoa học 5 bài 24: Đồng và hợp kim của đồng được VnDoc.com sưu tầm và tuyển chọn từ thư viện giáo án điện tử lớp 5, giúp cho việc soạn giáo án Khoa học 5 của các thầy cô giáo trở nên đơn giản hơn. Chúc quý thầy cô giáo giảng dạy tốt.

BÀI 24: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG

I. Yêu cầu

  • Nhận biết một số tính chất của đồng
  • Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng
  • Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.

II. Chuẩn bị

Hình vẽ trong SGK trang 50, 51/ SGK, dây đồng.

III. Các hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định

2. Bài cũ: Sắt, gang, thép.

- Phòng tránh tai nạn giao thông.

GV nhận xét, cho điểm.

v Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.

Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.

- GV chia nhóm, yêu cầu

+ Quan sát các dây đồng

+ Mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.

- GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.

v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.

Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trong SGK trang 50, ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.

- GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Đồng là kim loại. Đồng-thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng.

v Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.

Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm

+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.

+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?

- GV chốt: Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, bộ phận ô tô, tàu biển. Hợp kim của đồng dùng làm các đồ dùng gia đình như nồi, mâm, nhạc cụ, hoặc chế tạo vũ khí. Các đồ dùng làm bằng đồng, hợp kim của đồng có thể bị xỉn màu vì vậy thỉnh thoảng cần dùng thuốc lau chùi, giúp chúng sáng bóng trở lại.

* Hoạt động 4: Củng cố

- Nêu lại nội dung bài học.

- Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu hiểu biết của em về vật liệu ấy.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Tổng kết - dặn dò

- Nhắc HS xem lại bài.

- Chuẩn bị: “Nhôm”.

- Nhận xét tiết học

- Các nhóm quan sát các dây đồng được đem đến lớp, mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.

- HS làm phiếu học tập (cá nhân)

Đồng

Hợp kim của đồng

Tính chất

- Màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt

- Bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn

- Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng

- Có ánh kim, cứng hơn đồng

- 3 HS trình bày bài làm của mình.

- HS khác góp ý.

- HS làm việc nhóm, quan sát, trả lời.

+ Đúc tượng, kèn đồng, mâm..

+ Làm đồ điện, dây điện, bộ phận ô tô, vũ khí, vật dụng gia đình

+ Dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.

- 2 HS nêu.

- HS thực hiện

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Khoa học 5

    Xem thêm