Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Khoa học 5 bài 30: Cao su

Giáo án Khoa học 5 bài 30

Giáo án Khoa học 5 bài 30: Cao su được VnDoc.com sưu tầm và tuyển chọn từ thư viện giáo án điện tử lớp 5, giúp cho việc soạn giáo án Khoa học 5 của các thầy cô giáo trở nên đơn giản hơn. Chúc quý thầy cô giáo giảng dạy tốt.

BÀI 30: CAO SU

I. Yêu cầu

  • Nhận biết một số tính chất của cao su.
  • Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.

II. Chuẩn bị

  • Hình vẽ trong SGK trang 62, 63, một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây chun.

III. Các hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định

2. Bài cũ

Câu hỏi

+ Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh.

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.

3. Bài mới

v Hoạt động 1: Thực hành

Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.

- GV mời 1 HS lên thực hành theo yêu cầu, lớp quan sát, nhận xét:

+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tiếp tục thực hành theo yêu cầu:

+Kéo căng một sợ dây cao su rồi buông tay ra

- GV chốt: Cao su có tính đàn hồi.

v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.

Phương pháp: Thảo luận nhóm

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 36, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng những cách nào?

+ Cao su có những tính chất gì và thường được sử dụng để làm gì?

+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.

- GV nhận xét, thống nhất các đáp án

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học?

4. Tổng kết - dặn dò

- Xem lại bài và học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: “Chất dẻo”.

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS trình bày

- Lớp nhận xét.

- HS nhận xét:

+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nẩy lên.

- HS thực hành, nêu nhận xét:

+ Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.

- Các nhóm thực hiện

- Đại diện các nhóm trình bày

- Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:

+ Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ).

+ Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng.

+ Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà.

+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,…). Không để các hóa chất dính vào cao su.

- 2 HS nêu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Khoa học 5

    Xem thêm