Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp

Giáo án Khoa học 5 bài 36

Giáo án Khoa học 5 bài 36: Hỗn hợp được VnDoc.com sưu tầm và tuyển chọn từ thư viện giáo án điện tử lớp 5, giúp cho việc soạn giáo án Khoa học 5 của các thầy cô giáo trở nên đơn giản hơn. Chúc quý thầy cô giáo giảng dạy tốt.

BÀI 36: HỖN HỢP

I. Yêu cầu

  • Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
  • Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng).

II. Chuẩn bị

  • Hình vẽ trong SGK trang 75 .
  • Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ.

III. Các hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định

2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất

- Câu hỏi:

+ Kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí

+ Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại

- GV nhận xét, cho điểm

3.Bài mới

v Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.

Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:

a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.

b) Thảo luận các câu hỏi:

+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?

+ Hỗn hợp là gì?

- GV nhận xét, kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó

v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.

Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại.

- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 75 SGK thảo luân nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Tìm phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp từ các hình.

+ Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?

* Nhận xét, kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,…

v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.

Phương pháp: Luyện tập.

- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Bài thực hành số 1

+ Nhóm 3, 4: Bài thực hành số 2

+ Nhóm 5, 6: Bài thực hành số 3

*Bài thực hành 1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .

*Bài thực hành2: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

*Bài thực hành 3: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn.

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hành

- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm

v Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò

- Xem lại bài và học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: “Dung dịch”.

- Nhận xét tiết học.

- 3 HS kể tên

- Lớp nhận xét

- Các nhóm thực hành

- Quan sát và nếm hỗn hợp gia vị tạo thành. Nêu nhận xét

- Đại diện các nhóm nêu nhận xét và công thức trộn gia vị.

- HS quan sát, thảo luận

- Đại diện HS trình bày

- Lớp nhận xét, bổ sung

+ Hình 1: làm lắng

+ Hình 2: Sàng, sảy

+ Hình 3: Lọc

+ HS nêu thành phần của không khí và kết luận

- HS kể thêm một số hỗn hợp các em được biết

- Các nhóm thực hành theo yêu cầu

+ Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.

+ Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước

+ Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới.

HS đọc lại nội dung bài học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Khoa học 5

    Xem thêm