Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 25

Giáo án sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt

Mẫu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 25 được VnDoc.com đăng tải nhằm giúp quý thầy cô giảng dạy bộ sách Cánh Diều mới. Đây là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô chuẩn bị hiệu quả cho việc soạn bài Giáo án điện tử lớp 2 mới. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý : Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Nhóm tài liệu học tập lớp 2 để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập toàn bộ các môn học lớp 2.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU - Tuần 25

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 25: THẾ GIỚI RỪNG XANH

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút)

- GV chỉ hình minh họa và giới thiệu chủ điểm mới: Thế giới rừng xanh – đây cũng là một chủ điểm nằm trong chủ đề Em yêu thiên nhiên. Với chủ điểm này, các em sẽ biết thêm nhiều bài đọc, có thêm nhiều hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Các em hãy quan sát tranh minh họa, thảo luận theo nhóm và nói tên các động vật hoang dã trong tranh; xếp các con vật vào nhóm thích hợp.

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 25

= GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Bài tập 1: Tên các con vật:

(1) Sóc (7) Gấu

(2) Ngựa vằn (8) Hổ

(3) Tê giác (9) Nai

(4) Voi (10) Rắn

(5) Cáo (11) Cá sấu

(6) Khỉ (12) Thỏ

+ Bài tập 2: Xếp các con vật trên vào nhóm thích hợp:

a. Con vật dữ, nguy hiểm: hổ, tê giác, voi, gấu, rắn, cá sấu, cáo.

b. Con vật hiền, không nguy hiểm: thỏ, sóc, ngựa vằn, khỉ, nai.

BÀI ĐỌC 1: SƯ TỬ XUẤT QUÂN (1,5 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy bài đọc, phát âm đúng các từ ngữ. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên. Chọn được tên phù hợp với nội dung bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vua sư tử biết nhìn người, giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công.

- Biết được một số thành ngữ nói về đặc điểm của mỗi con vật qua bài tập, điền tên con vật vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ.

- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu phẩy.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

- Năng lực riêng:

· Củng cố hiểu biết về thơ lục bát.

· Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

- Hiểu biết về loài động vật hoang dã.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Giáo án.

2. Đối với học sinh

- SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chủ điểm Thế giới rừng xanh sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Bài đọc Sư tử xuất quân nói về tài chỉ huy quân đội của vua sư tử - chúa tể rừng xanh. Bài học cũng giúp các em biết thêm một số thành ngữ nói về đặc điểm riêng biệt của một số con vật.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Sư tử xuất quân SGK trang 56 . Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn thơ.

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “lập công”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tài tình”.

+HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: tùy tài, xung phong, xuất quân, mưu kế.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn như đã phân công.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 57.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3HS đứng dậy đọc tiếp nối nhau 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân:

M: Sư tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất giỏi.

+ HS3 (Câu 3): Nếu được đặt tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt tên nào?

a. Ông vua khôn ngoan.

b. Nhìn người giao việc.

c. Ai cũng có ích.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận câu 1, 2.

- GV tổ chức cho HS tranh luận nhau câu hỏi 3.

+ GV hướng dẫn HS: Mỗi người có thể chọn các ý khác nhau. Các em cần tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời thuyết phục bạn, làm sáng tỏ vấn đề.

+ GV chia HS thành 3 nhóm theo 3 gợi ý của SGK. Các nhóm sẽ dơ 3 tấm biến ghi a, b hoặc c.

+ GV yêu cầu các nhóm trao đổi trước lớp, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình, phản bác ý kiến của nhóm bạn.

+ GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

- GV giải thích cho HS: Trong 3 tên các nhóm đã chọn, chọn tên nào cũng đúng, vì cả 3 tên đêu nêu được nội dung chính của bài thơ. Điều cần nhất là các em hiểu được ý nghĩa của mỗi cái tên và giải thích được vì sao chọn tên ấy. Chọn Ông vua khôn ngoan vì cái tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và sự khôn ngoan đáng khen ngợi của vua sư tử. Chọn Nhìn người giao việc hoặc Ai cũng có ích đều đúng vì các tên ấy nên lên được những bài học rút ra từ câu chuyện.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp em hiểu được điều gì?

- GV chốt lại nội dung bài đọc: Mọi người và bạn bè xung quanh em ai cũng có khả năng riêng. Cần nhìn thấy ưu điểm trong mọi người để học hỏi, không được xem thường ai.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 57, 58.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi 1: Ghép đúng:

- GV yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV giải thích thêm cho HS: Nếu các em ghép “chậm như sên” cũng có thể đươc. Nhưng vấn đề đặt ra là ghép như vậy sẽ thừa ra từ “yếu”, không biết ghép với tên con vật nào.

- GV mời một HS đứng dậy đọc yêu cầu câu 2: Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau?

Hổ báo mai tê giác gấu ngựa gấu chó là những động vật quý hiểm, cần được bảo vệ.

- GV chỉ hình các con vật, HS đọc tên các con vật dưới tranh.

- GV hướng dẫn HS cần đọc tên tách bạch các con vật mới làm được đúng bài tập.

- GV yêu cầu HS làm vào Vở bài tập.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần giải nghĩa từ ngữ khó:

+ Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc.

+ Thần dân: người dân ở nước có vua.

+ Giao liên: liên lạc.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc trước lớp.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày câu 1,2:

+ Câu 1: Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn giao cho mỗi người một việc, phù hợp với khả năng của mình. Dù nhỏ, to, khỏe, yếu, ai cũng được tùy tài lập công.

+ Câu 2: Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân:

· Sư tử giao cho việc gấu xung phong tấn công vì gấy to, khỏe dũng mãnh.

· Sư tử giao chi khỉ việc lừa quân địch vì khỉ nhanh nhẹn, thông minh, thoắt ẩn, thoắt hiện.

· Sư tử giao cho lừa phải thét to giữa trận để dọa quân địch vì lừa có tiếng thét như kèn.

· Sư tử giao cho thỏ việc liên lạc vì thỏ phi nhanh như bay.

- HS trình bày:

+ Ý kiến nhóm 1 (dơ biến a): Nhóm tôi thấy tên Ông vua khôn ngoan là đúng nhất vì tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và tài điều binh khiển tướng rất khôn ngoan, đáng khen ngợi của vua sư tử.

+ Ý kiến nhóm 2 (dơ biển b): Nhóm tôi chọn Nhìn người giao việc vì tên này mới nói được lời khuyên của bài thơ. Tên Ông vua khôn ngoan chưa làm rõ được lời khuyên này.

+ Ý kiến nhóm 3 (dơ biển c): Chọn Ai cũng có ích là đúng nhất vì nói được ý nghĩa của bài thơ, giúp mọi người có ý thức đi tìm ưu điểm của những người xung quanh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu được ai cũng có ích, phải biết nhìn người giao việc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: a-2, b-1, c-4, d-3, e-6, g-5.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát tranh, đọc tên con vật.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài.

- HS trình bày: Hổ, báo mai tê, giác gấu, ngựa, gấu chó là những động vật quý hiểm, cần được bảo vệ.

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 25, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng Việt 2

    Xem thêm