Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 3: Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường (Tiết 1)
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 3
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 3: Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường (Tiết 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Chúng tôi hi vọng, thông qua bộ giáo án điện tử lớp 7 này các thầy cô sẽ giúp học sinh của mình tiếp thu kiến thức tốt hơn. Mời quý thầy cô cùng tải tài liệu về và tham khảo.
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 2: Giao tiếp, ứng xử trong gia đình (Tiết 2)
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 3: Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường (Tiết 2)
Bài 3: GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được những mối quan hệ trong nhà trường : thầy cô, bạn bè, nhân viên, khách đến trường...
- Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối với các mối quan hệ trong nhà trường ở từng hoàn cảnh cụ thể.
- Nhận thức, phân biệt được những hành vi đúng - sai. Từ đó, HS tự giác điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần dần nâng lên mức độ hành vi đẹp, hình thành thói quen và lối sống đẹp.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh… tham khảo về người Hà Nội
- Phiếu thảo luận, bảng phụ, đạo cụ…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: (Vào bài)
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các yếu tố trong một nhà trường. - GV cần cho HS thấy được: Trường học là một môi trường đặc thù bởi những đặc trưng riêng về cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường. - Về cơ sở vật chất, trường học bao gồm: khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức năng, thư viện, sân chơi... Trường học được trang bị bàn ghế, các công cụ hỗ trợ, tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, giáo cụ trực quan, các đồ dùng dạy học...giúp thầy truyền đạt và trò tiếp thu kiến thức. - Phần này, GV chỉ giới thiệu nhanh, không quá đi sâu. Tuỳ từng trường, tuỳ từng địa phương, GV có thể cho HS giới thiệu ngay về trường mình dựa trên định hướng của tài liệu. - Có thể dựng đoạn video nhanh giới thiệu về chính trường mình, tạo hứng thú cho HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS các hành vi giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong nhà trường : - Trước tiên, GV có thể khái quát cho HS bằng sơ đồ: … - GV cần cho HS thấy được: Trong lịch sử truyền thống của dân tộc ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng đạo. Kính trọng người thầy truyền dạy tri thức cho mình được coi là một nghĩa vụ và đạo lý làm người. Những người thầy chân chính lấy việc dạy học làm nghề cao quí, nên được xã hội tôn vinh, phụ huynh quí trọng, học trò kính trọng, ghi ơn sâu sắc. Bởi vậy, đối với học trò, cách giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô luôn được coi trọng. Nó vừa thể hiện đạo đức vừa là nét văn hoá của con người. - GV cho HS xem phim, ảnh nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Yêu cầu HS sưu tầm 1 số hình ảnh về những người thầy trong xã hội xưa….nhằm mục đích giúp cho HS nhận thức được ý nghĩa quan trọng của người thầy và nét đẹp tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt nói chung và của người Hà Nội nói riêng. Hãy nêu các tình huống ứng xử với thầy cô trong giờ học: - Khi thầy cô vào lớp? - Trong giờ học? - Khi đứng tại chỗ hoặc lên bảng? - Khi hết giờ học? - Hoàn thành bài tập thầy cô giao đúng hẹn, không bỏ bê hay làm qua quýt cho xong. Có chỗ nào chưa hiểu, hãy mạnh dạn nhờ thầy cô giảng lại. - Khi bị thầy cô phê bình? - Đối với thầy cô giáo cũ: + Dù các thầy cô không còn dạy mình nữa nhưng khi có điều kiện hoặc đến thăm các thầy cô giáo cũ. Điều đó sẽ làm các thầy cô rất vui và cảm động. + Nên dành thời gian quay trở lại trường cũ vào ngày kỉ niệm thành lập trường, 20 - 11…hàng năm để thăm lại các thầy cô giáo. Dù làm gì, giữ cương vị nào, hãy luôn tỏ ra lễ phép, kính trọng chào thầy cô, hỏi thăm sức khoẻ, cùng thầy cô ôn lại những kỉ niệm cũ. | I. CÁC YẾU TỐ TRONG MỘT NHÀ TRƯỜNG: - Trường học là một môi trường đặc thù bởi những đặc trưng riêng về cơ sở vật chất, cảnh quan và con người. - Về cơ sở vật chất, trường học bao gồm: khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức năng, thư viện, sân chơi... - Trong nhà trường có đội ngũ thầy cô giáo, các lớp học sinh và nhân viên phục vụ. - Trong đó, mối quan hệ thầy – trò, bạn bè, và những người làm việc trong trường học phải có qui tắc chuẩn mực riêng. - Đòi hỏi cách giao tiếp, ứng xử của mỗi người phải phù hợp với các mối quan hệ cụ thể. II. GIAO TIẾP, ỨNG XỬ THANH LỊCH VĂN MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG: 1. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy - trò a. Truyền thống tôn sư trọng đạo: Trong lịch sử truyền thống của dân tộc ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng đạo. Kính trọng người thầy truyền dạy tri thức cho mình được coi là một nghĩa vụ và đạo lý làm người - Đối với học trò, cách giao tiếp ứng xử với thầy cô luôn được coi trọng, vừa thể hiện đạo đức vừa là nét văn hóa của con người. b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô giáo: -Khi thầy cô vào lớp, đứng nghiêm chỉnh, vẻ mặt tươi tắn để chào thầy cô. Khi thầy cô điểm danh hoặc gọi trả lời câu hỏi, trả lời một cách đầy đủ, lễ phép, có đầu có cuối. - Trên lớp phải chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện, không nghịch , không ngủ trong giờ học. Cố gắng phát huy óc sáng tạo cùng thầy cô giải đáp những vấn đề khó. -Khi đứng tại chỗ hoặc lên bảng làm bài, không nên uốn éo, gãi đầu gãi tai, hoặc đút tay vào túi quần... Hãy đứng nghiêm chỉnh, mắt nhìn thẳng vào thầy cô. - Khi hết giờ học, đứng nghiêm trang chờ thầy cô ra khỏi lớp trước; không nên chen lấn, xô đẩy, chạy vội ra khỏi lớp học khi chưa được sự cho phép của thầy cô. Hoàn thành bài tập thầy cô giao đúng hẹn, không bỏ bê hay làm qua quýt cho xong. Có chỗ nào chưa hiểu, hãy mạnh dạn nhờ thầy cô giảng lại. - Khi bị thầy cô phê bình, hãy tiếp thu và sửa đổi những điều mình chưa đúng và cảm ơn thầy cô đã góp ý cho mình. - Kể cả khi thầy cô lỡ trách nhầm lẫn thì vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh, lễ phép nói lại cho rõ ràng để thầy cô hiểu. |
Hoạt động 3: Phần củng cố
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp và tóm tắt những ý chính của toàn bài, có thể dùng thêm từ riêng để cho hợp với khả năng của từng học sinh.
- Học sinh khác trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung. Giáo viên nhận xét và khen ngợi.
* Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo
- Ôn kỹ bài và thể hiện văn minh thanh lịch ngay trong trường lớp của mình từ thời gian này.