Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 2: Giao tiếp, ứng xử trong gia đình (Tiết 1)
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 2
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 2: Giao tiếp, ứng xử trong gia đình (Tiết 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Chúng tôi hi vọng, thông qua bộ giáo án điện tử lớp 7 này các thầy cô sẽ giúp học sinh của mình tiếp thu kiến thức tốt hơn. Mời quý thầy cô cùng tải tài liệu về và tham khảo.
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 1: Tiếng nói của người Hà Nội (Tiết 2)
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 2: Giao tiếp, ứng xử trong gia đình (Tiết 2)
Bài 2 - Tiết 3: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được những nét cơ bản về tổ chức gia đình của người Hà Nội (các thế hệ trong một gia đình, quan hệ họ hàng); những mối quan hệ trong gia đình.
- Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối với các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và đối với dòng họ nói chung, có hướng điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần dần nâng lên mức độ hành vi đẹp. Từ đó, xây dựng, hình thành thói quen và lối sống đẹp.
- Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh tham khảo về người Hà Nội
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trũ | Nội dung bài học |
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu về tổ chức gia đỡnh của người Hà Nội: Thế nào là gia đỡnh 2 thế hệ? Gia đình hai thế hệ:(gia đình hạt nhân) gồm hai thế hệ sống chung: cha mẹ và con. Đây là kiểu gia đình phổ biến của Hà Nội hiện nay trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Gia đình nhiều thế hệ là gia đỡnh ntn?: (còn gọi là đại gia đình) gồm ba, bốn thế hệ cùng một mái nhà: ông, bà, cha mẹ, con, cháu, gọi là “tam đại, tứ đại đồng đường”. Đây là kiểu gia đình truyền thống của người Hà Nội xưa. Gia đình càng lớn, mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên càng nhiều, càng phức tạp. + Có thể cho HS lấy ví dụ trực tiếp về các thế hệ trong gia đình mình...Từ đó, nhấn mạnh ý : Các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình qui tụ lại thành nếp sống gia đình mà ta gọi đó là gia phong. + Về quan hệ họ hàng: Nêu sự khác nhau giữa quan hệ họ hàng ở ngoại thành với quan hệ họ hàng ở nội thành.? - Ở ngoại thành, quan hệ họ hàng nằm trong tổng thể nét văn hoá của làng xã. Đó là sự gắn kết, ràng buộc chặt chẽ giữa gia đình và dòng họ. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình vẫn chịu sự qui định riêng của mỗi dòng họ và mỗi năm, họ thường họp mặt ôn lại truyền thống của dòng họ mình vào một ngày nhất định, gọi là ngày giỗ Tổ. Mỗi dòng họ tạo nên những nét riêng, làm cho văn hoá làng xã thêm phong phú. - Ở nội thành, do dân nhiều nơi tụ hội chín người mười làng; mặt khác, do tính chất độc lập cá nhân cao, nên mối quan hệ họ hàng không có nhiều ảnh hưởng và ràng buộc như ở ngoại thành. Tuy nhiên, người Hà Nội bao giờ cũng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình. | I. TỔ CHỨC GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI : 1. Các thế hệ trong một gia đình: a. Gia đình hai thế hệ: (Gia đình hạt nhân) gồm hai thế hệ sống chung: cha mẹ và con. b) Gia đình nhiều thế hệ: (còn gọi là Đại gia đình) gồm ba, bốn thế hệ cùng một mái nhà, kiểu gia đình truyền thống của người Hà Nội xưa. 2. Quan hệ họ hàng: - Ở ngoại thành, quan hệ họ hàng nằm trong tổng thể nét văn hoá của làng xã. Đó là sự gắn kết, ràng buộc chặt chẽ giữa gia đình và dòng họ. - Ở nội thành, do dân nhiều nơi tụ hội chín người mười làng; mặt khác, do tính chất độc lập cá nhân cao, quan hệ họ hàng không có nhiều ảnh hưởng và ràng buộc như ở ngoại thành. Tuy nhiên, người Hà Nội bao giờ cũng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình. |
* Củng cố bài học:
- GV sơ kết lại phần đó học, nhấn mạnh những ý chính: Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Gia đình là nguồn cội. Gốc có vững bền, cây mới phát triển xanh tốt. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, học cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, xây dựng một nếp sống có văn hóa... để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người.
* Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo
- Chuẩn bị phần II.
- Sưu tầm tranh ảnh về cách giao tiếp, ứng xử trong gia đình.