Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 1: Tiếng nói của người Hà Nội (Tiết 2)
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 1
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 1: Tiếng nói của người Hà Nội (Tiết 2) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Chúng tôi hi vọng, thông qua bộ giáo án điện tử lớp 7 này các thầy cô sẽ giúp học sinh của mình tiếp thu kiến thức tốt hơn. Mời quý thầy cô cùng tải tài liệu về và tham khảo.
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 1: Tiếng nói của người Hà Nội (Tiết 1)
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 7 - Bài 2: Giao tiếp, ứng xử trong gia đình (Tiết 1)
Bài 1 - Tiết 2: TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội.
- Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh… tham khảo về người Hà Nội và cách nói năng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ví dụ về tiếng nói người Hà Nội?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung bài học |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết cách nói năng thanh lịch, văn minh: - Để hướng dẫn học sinh có ý thức nói năng thanh lịch, văn minh, giáo viên có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm theo nội dung câu chuyện “Làm đẹp tiếng Hà thành” sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận: + Em có nhận xét gì cách sử dụng ngôn ngữ của Vân? + Thái độ và lời nói của bố Vân giúp cho em hiểu điều gì về cách nói năng của mỗi người? - Để giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội, học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen: + Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp.Tiếng Việt giàu và đẹp, có đủ điều kiện để diễn tả các suy nghĩ , tỡnh cảm, thái độ của chúng ta . Vỡ vậy ta phải vận dụng vốn Tiếng Việt trong sỏng và giàu sức biểu cảm, hạn chế vay mượn ngôn ngữ nước ngoài, dựng tiếng lúng… + Nói lời hay Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp. Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp. Không nói tục, chửi thề, gõy gổ, cói lộn. Luụn cú ý thức chọn lựa lời đẹp ý hay, ngôn ngữ có văn hóa, giữ gỡn sự trong sỏng của Tiếng Việt . - Khi nói, ta cần diễn đạt ntn? Ta cần nói ngắn gọn, rõ ràng, từ tốn, lễ phép. Biết kết hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp. Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng. Cần luyện tập để không nói ngọng, nói láp, nói quá to, quá nhanh, nói lí nhí, quá nhỏ + Nói phù hợp với đối tượng giao tiếp: Khi giao tiếp, ta cần đặc biệt chú ý dến đối tượng giao tiếp, phải xác định đối tượng giao tiếp với mình là ai? Người đó có quan hệ với mình ntn ? Từ đó mà có lời nói, cử chỉ, thái độ, cách ứng xử , xưng hô sao cho phù hợp. Trong giao tiếp, cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp thì sẽ tạo hiệu quả cho cuộc giao tiếp.Tùy theo hoàn cảnh mà lựa chọn cách nói,lời nói kết hợp thái độ ,cử chỉ sao cho phù hợp . Khi có lỗi, phải nói lời xin lỗi, khi người khác xin lỗi mình thì có thể nói Mỗi cuộc giao tiếp đều có những chuẩn mực riêng,nhưng dù giao tiếp trong bất kì hoàn cảnh nào, đối tượng nào, thì lời nói cũng phải đúng mực, cách nói phải rõ ràng, dễ hiểu, rõ ràng mạch lạc với thái độ hòa nhã, chân thành, sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Cùng với biết nói ,cần phải biết nghe. + Cần biết tôn trọng người nói ,biết chăm chú lắng nghe, vừa nghe vừa nhìn người nói, không nhìn đi chỗ khác + Không nói leo, không cắt ngang lời,khi không nhất trí có thể xin lỗi trước khi nêu ý kiến. + Không vươn vai, ngáp dài, lộ vẻ đau khổ mệt mỏi, có cử chỉ sốt ruột, chê bai. + Biết động viên người nói bằng cử chỉ gật đầu, vỗ tay, mỉm cười.. Hoạt động 3: Liên hệ với cách nói năng của học sinh Hà Nội hiện nay. - GV có thể đưa một số tình huống về cách nói năng của học sinh hiện nay để học sinh trao đổi và thảo luận, phân tích những nét đẹp và chưa đẹp trong việc sử dụng ngôn ngữ. - Học sinh trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, châm ngôn…nói về cách nói năng của con người. - Học sinh tự rút ra kết luận. | II. GIỮ GÌN VÀ LÀM ĐẸP THÊM TIẾNG NÓI NGƯỜI HÀ NỘI 2. Học sinh Hà Nội nói năng thanh lịch, văn minh a. Nói để người khác nghe - Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp. - Nói lời hay: + Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp. +Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp Cách nói hay: + Nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thái độ từ tốn, lễ phép. + Biết kết hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp. + Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng. + Nói phù hợp với đối tượng giao tiếp. b) Nghe người khác nói - Giữ lịch sự khi nghe người khác nói chính là biểu hiện của con người lịch sự, văn minh + Cần biết tôn trọng người nói, biết chăm chú lắng nghe, vừa nghe vừa nhìn người nói, không nhìn đi chỗ khác + Không nói leo, không cắt ngang lời, khi không nhất trí có thể xin lỗi trước khi nêu ý kiến + Không vươn vai, ngáp dài, lộ vẻ đau khổ mệt mỏi, có cử chỉ sốt ruột, chê bai. + Biết động viên người nói bằng cử chỉ gật đầu, vỗ tay, mỉm cười... |
* Củng cố bài học:
Giáo viên kết luận: Là học sinh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng ta luôn tự hào vì mình là người Hà Nội , được nói tiếng Hà Nội . Vì vậy, việc nói năng sao cho đúng, cho hay, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội là điều rất cần thiết của mỗi người. Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói của người Hà Nội bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày.
* Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học.
- Giải đáp thắc mắc (nếu có).
- Chuẩn bị bài 2 “Giao tiếp, ứng xử trong gia đình”.