Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 8
Giáo án Tự nhiên xã hội
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 8 với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức của bài khi vận động mạnh hoặc chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường.
BÀI 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
- Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. ĐDDH:
- Hình vẽ trong SGK/18, 19.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: a. Giới thiệu: Hoạt động 1: Trò chơi vận động. * Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn. * Cách tiến hành: Bước 1: Gv h/d học sinh nhận xét sự thay đổi của tim sau mỗi trò chơi.
+ Các em có thấy nhịp tim và mạch đập của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? Bước 2: Chơi trò chơi vận động nhiều
+ So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi? → Gv kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì mạch đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức,tim có thể mệt, có hại cho sức khỏe. | - H/s trả lời - Học sinh thực hiện - Chơi từ chậm đến nhanh. H/s nào sai sẽ bị bắt và bị phạt. - H/s trả lời - H/s tham gia chơi - H/s nhận xét |