Giáo viên có con nhỏ được hưởng chế độ đặc biệt gì?
Chế độ phân bố tiết dạy cho giáo viên đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng như thế nào? Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết Chế độ dành cho giáo viên nuôi con nhỏ như sau.
Giáo viên có con nhỏ được hưởng chế độ đặc biệt gì?
Giáo viên có con dưới 12 tháng tuổi được giảm định mức tiết dạy
Tại khoản 2 Điều 10 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:
- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).
Trong đó, theo khoản 1 Điều 6 Quy định hành kèm Thông tư 28, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15 năm 2017:
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở
Như vậy, theo các quy định trên, giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được giảm định mức tiết dạy như sau:
- Giáo viên tiểu học được giảm còn 19 tiết/tuần;
- Giáo viên trung học cơ sở (THCS) được giảm còn 16 tiết/tuần;
- Giáo viên trung học phổ thông (THPT) được giảm còn 14 tiết/tuần;
- Giáo viên trường phổ thông dân nội trú ở cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần, cấp THPT được giảm còn 12 tiết/tuần;
- Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú ở cấp tiểu học được giảm còn 17 tiết/tuần, cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần;
- Giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật ở cấp tiểu học được giảm còn 17 tiết/tuần, cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần.
Sinh con trùng thời gian hè, giáo viên được nghỉ bù
Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 08 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT).
Bên cạnh đó, theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con của lao động nữ là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì cứ mỗi một con, người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Trường hợp thời gian nghỉ thai sản của giáo viên trùng với nghỉ hè, căn cứ Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB giáo viên sẽ được giải quyết theo 01 trong 02 phương án:
- Phương án 1: Sắp xếp nghỉ bù
Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù.
Thời gian nghỉ bù của giáo viên nữ sẽ được tính bằng thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Phương án 2: Thanh toán tiền nghỉ hàng năm
Nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên thì giáo viên được toán tiền nghỉ hằng năm.
Mức chi trả sẽ căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường học nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ ngày thứ Bảy, Chủ nhật (Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC).
Xem thêm:
- Giáo viên sinh con thứ ba có được nâng lương khi đến hạn không?
- Quy định về sinh con thứ 3 đối với Đảng viên
- Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?
.................................................
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Giáo viên có con nhỏ được hưởng chế độ đặc biệt gì?. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học
- Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
- Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
- Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
- Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021
- Từ 20/3/2021, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn hưởng lương như thế nào?
- Chính thức: Giáo viên Tiểu Học đạt chuẩn có hệ số lương thấp nhất là 2,34
- Bảng lương giáo viên Mầm non và cách tính lương giáo viên 2021
- Lương giáo viên mầm non sẽ tăng mạnh sau Tết Nguyên Đán 2021
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021