Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo viên sinh con thứ ba có được nâng lương khi đến hạn không?

Giáo viên sinh con thứ ba có được nâng lương khi đến hạn không? Thời hạn nâng lương, xử lý kỷ luật Đảng viên sinh con thứ ba. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết sau đây.

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không?

Câu hỏi

1. Tôi là Không phải là Đảng viên mà làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước thì khi sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không?

2. Vợ tôi là là Đảng viên mà làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước thì khi sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không? Khi phân loại Đảng viên cuối năm thì xếp loại như thế nào?

Trả lời

Pháp luật hiện nay đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa. Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với người lao động, cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện hành để mở chế độ sinh con thứ ba, nên cơ quan nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.

Bởi vậy, đối với những đối tượng không phải là Đảng viên là người lao động động trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức thì tùy thuộc vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đang công tác quy định cụ thể về xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, thì có thể sẽ bị kỷ luật theo nội dung của nội quy hoặc quy chế của cơ quan đó. Như vậy, tùy cơ quan doanh nghiệp bạn đang công tác mà tổ chức đoàn thể của bạn có bị ảnh hưởng và bị xử lý hay không thì phải tùy thuộc vào nội quy, quy chế của đơn vị đó.

Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc. Vì vậy, bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không.

Điều 27 Quy định 102/QĐ-TW ngày 15.11.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm Quy định về Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình như sau:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Giáo viên sinh con thứ ba có được nâng lương khi đến hạn không?

Tóm tắt câu hỏi:

Bạn mình là giáo viên, Đảng viên năm ngoái sinh con thứ 3 vào tháng 12/2015, xếp loại công chức viên chức là không hoàn thành nhiệm vụ, năm 2016 xếp loại công chức viên chức là không hoàn thành nhiệm vụ, đến 13/1/2017 con bạn ấy mới được 13 tháng tuổi, nhưng đến ngày 1/1/2017 bạn ấy đến mốc nâng lương. Vậy thì bạn mình có được nâng lương không, và có bị kỷ luật gì không và mức độ kỷ lật như thế nào?

Trả lời câu hỏi

Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn nâng bậc lương cán bộ, công chức quy định như sau:

"2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:

- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:

- Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.

c) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

d) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau:

a) Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;

b) Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;

c) Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại."

Như thông bạn cung cấp, bạn của bạn là công chức, viên chức đã có hai năm liên tiếp xếp loại công chức viên chức là không hoàn thành nhiệm vụ thì theo đó bạn của bạn sẽ không được nâng lương theo đúng lịch mà sẽ bị kéo dài thời gian nâng lương với mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ là 6 tháng. Đối với vấn đề kỷ luật, theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức và Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức không quy định về các trường hợp bị xử lý kỷ luật khi bị đánh giá về không hoàn thành nhiệm vụ. Còn về việc sinh con thứ ba, bạn của bạn có thể đã bị kỷ luật theo quy chế sinh hoạt Đảng từ thời điểm sinh con thứ ba. Tuy nhiên Luật Viên chức 2010 và Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về việc công chức viên chức có 02 năm liên tiếp bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ như sau:

- Khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: "Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác.

Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc."

- Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định: "1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền."

Theo đó, việc bạn của bạn đang bị đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì trường học có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bạn của bạn là viên chức hoặc bị cho thôi việc nếu bạn của bạn là công chức.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm