Giới thiệu về văn hóa nghệ thuật múa rối ở Việt Nam
Văn mẫu lớp 8: Giới thiệu về văn hóa nghệ thuật múa rối ở Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Văn hóa nghệ thuật múa rối ở Việt Nam
Mục đích của múa rối lúc bấy giờ là để thờ thần thánh, sau phục vụ vui chơi giải trí cho bà con trẩy hội, như hội Gióng (ở Sóc Sơn, Hà Nội), ở chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây) còn cấp ruộng cho phường rối nước phú đa để thu hoa lợi, chi phí cho công việc phục vụ trong ngày hội chùa hàng năm…
Múa rối nước cổ truyền giống như một hội làng thu nhỏ. Sân khấu múa rối nước với nhà thủy đình mái ngói cong là một hình ảnh của đình làng, chùa làng.
Sân khấu này là một công trình kiến trúc mang biểu tượng của vũ trụ âm dương hòa hợp.
Ở sân khấu múa rối nước, người diễn viên đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài và đặt dưới nước.
Các tiết mục của rối nước cổ truyền tái hiện lại các sinh hoạt hội làng (trò tứ linh, múa sư tử, múa rồng, chọi trâu, đánh đu,…), các hoạt động cầu nguyện: cầu may, cầu phú, cầu lộc, cầu yên, những cảnh vui chơi, sinh hoạt ở làng quê (chăn trâu, thả diều, đấu vật, quay tơ, dệt cửi, giã gạo,…).
Múa rối nước thể hiện tục thờ thần của người việt. Trong các tiết mục rối nước, xuất hiện biết bao con vật linh thiêng được khắc chạm ở đình làng, chùa làng là nơi thờ cúng, lễ bái của muôn dân, như con rồng, con phượng, con lân, con rùa… Cho đến các con vật bình thường được người dân nuôi dưỡng như con trâu, con cá, con chim, v.v… Trò chọi trâu truyền thống cũng mang ý vị thiêng liêng qua lời giáo trò:
Tôi xin dẫn tích con trâu ngày trước vốn ở bèn đông lưu lạc sang tây vua thần nông bắt lấy dạy cày làng có đảm đem ngay ra mà chọi. Đề tài lịch sử cũng được sân khấu rối nước thể hiện qua các trò diễn về hai bà trưng cưỡi quân ra trận diệt quân nam hán, hay lê lợi cưỡi ngựa chém đầu liễu thăng, trần hưng đạo chỉ huy chiến thuyền tấn công thoát hoan trên sông bạch đằng, v.v…
Nói tới nghệ thuật múa rối nước, không thể không nhắc tới một nhân vật quen thuộc với khán giả là chú tễu. Tễu là người thông minh, hóm hỉnh, mang hình bóng của người nông dân vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Các tích trò của múa rối nước khá phong phú, hấp dẫn, theo các nhà nghiên cứu sưu tầm thì có tới trên 200 tích của trên 30 phường rối nước cổ truyền ở Thái Bình, Nam Hà, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phú, Hà Bắc, v.v…
Múa rối nước cổ truyền là loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, bởi sân khấu là mặt nước, nhưng vì thế mà nó có nhiều hạn chế như phải dựng sân khấu ở ao hồ, hoặc xây bể, diễn viên phải lội nước khá vất vả, tạo hình con rối tốn kém, công phu, diễn xuất chưa nâng cao, động tác con rối quá đơn giản, đa số tiết mục là các trò lẻ, nhưng vì là rối nước nên nó rất độc đáo, thể hiện tài nghệ khéo léo, kĩ thuật tinh xảo của diễn viên việt nam.
Ngày nay, múa rối nước việt nam đã được đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Từ năm 1984 đến thập kỷ 90 “này, múa rối nước đã được biểu diễn ở Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật… Nhiều báo chí ở nước ngoài đã có những đánh giá cao về nghệ thuật rối nước, xếp nó vào hàng những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối trên thế giới.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Giới thiệu về văn hóa nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.