Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy giải thích theo ý hiểu của em về câu tục ngữ “Giận cá chém thớt”

Văn mẫu lớp 8: Hãy giải thích theo ý hiểu của em về câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giải thích câu tục ngữ “Giận cá chém thớt”

Trong cuộc sống giữa con người với nhau, để sống bằng tình yêu thương, đùm bọc, luôn thấu hiểu thì trước hết phải nên coi cái tâm, cái tình của bản thân thật nhẹ. Câu tục ngữ từ xa xưa “giận cá chém thớt” ra đời khuyên nhủ con người ta về tu dưỡng nhân cách làm người đúng mực hơn, một bài học về cách đối nhân xử thế, để rồi duy trì được mọi mối quan hệ trong cộng đồng hòa ái, bình đẳng và giàu tính nhân văn.

Câu tục ngữ ngắn gọn ấy, đã kể đến vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, đó là “thớt” cùng công dụng ai cũng đều biết là dùng để giá đỡ, bề mặt phẳng phiu, chắc chắn để cắt thức ăn đủ loại. Nó có tác dụng làm sinh động, minh họa cho ý nghĩa của câu nói gắn liền với thực tế cuộc sống, ta hiểu khi bạn để con cá lên thớt để mổ, thấy con cá quá to, quá quẫy khó làm chủ nó, nó nhảy ra mất khó làm thịt, thành ra bạn tức giận mà không làm gì được, thì đành phải chém vào cái thớt dùng để mổ con cá đó cho hả cơn tức.

Câu nói sẽ không dừng lại ở nghĩa đen, cha ông ta còn có mối liên hệ đến con người, đó là khi con người ta tức giận trong các mối quan hệ của cuộc sống, con người ta không kìm chế mình, họ sẽ nói hết cả những thứ không liên quan xung quanh vấn đề ấy hoặc là giận người này nhưng vì lý do nào đó mà không dám trút giận vào đối tượng này mà đem trút tức giận cho người lại chút giận sang người khác vô can.

Hẳn vì câu tục ngữ ấy quá sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân sinh, nên nó tồn tại trong con người ta lâu đến vậy. Kể cả là trong quá khứ hay trong thực tế, xã hội luôn tồn tại con người như vậy, và đôi khi trong chính tâm hồn ta cũng bị tổn thương bởi những cơn nóng giận mà người khác đem lại, cuộc sống đem lại để rồi bức xúc vào người, không nói lại được, không kìm chế được, mang cơn giận ấy đi xả lên người khác, họ thậm chí là những người yêu thương ta nhất, là người thân cận với ta. Sẽ không thiếu những ví dụ như khi có gia đình làm điểm tựa, bạn đi học, đi làm ở ngoài xã hội, bị người khác chỉ trích vì lỗi oan ức, giận không cãi được, ta đem những chuyện ấy sau một ngày mệt mỏi, khó chịu, cáu kỉnh về nhà rồi tự cho mình cái quyền la rầy con cái, người thân mình vì những chuyện cỏn con, nhiều việc không hoàn thành, không nhẹ nhàng khuyên bảo như bình thường được, thấy cuộc đời thật áp lực, bế tắc, bất hạnh…

Và đôi khi ta đã từng nghe câu của ông bà ta luôn đúng “giận quá mất khôn”. Đã có những trường hợp vì tình yêu đôi lứa nhưng không thể đến được với nhau do gia đình ngăn cấm, do không “môn đăng hộ đối”,… nên đã xảy ra tình cảnh trả thù thê thảm, vì lúc này phần “người” không kiềm chế được phần “con”, vì đa phần suy nghĩ của tuổi trẻ bồng bột, nó đã đưa con người ta trở thành ác thú, bất chấp pháp luật, giết hết những người thân trong gia đình người yêu để hả cơn tức giận đến ngu muội kia. Để rồi đến khi cơn giận qua đi, tất cả đã là sự hối hận muộn màng, trước vành móng ngựa lời tự thú, lời bào chữa cũng vô tác dụng, đó chính là vụ án nổi bật trong cộng đồng nhất, đau lòng nhất, phẫn nộ nhất trong năm 2016 của tử tù Nguyễn Hải Dương tại Bình Phước. Còn nhiều sự việc tương tự minh chứng cho câu nói “giận cá chém thớt” khác nữa,..

Suy cho cùng, “giận cá chém thớt” chỉ toàn mang đến những cái hại không lớn thì nhỏ, ngấm ngầm làm kiệt quệ sức sống, sự tin tưởng, kính trọng của người khác đối với cá nhân có lối sống đó, không có mặt nào là lợi ích cho bản thân, cho các mối quan hệ. Vậy nên, để giảm thiểu những cái hại to lớn, do chính điều này mang lại, mỗi chúng ta cần luôn giữ được cho mình sự tỉnh táo, bình tĩnh trong mỗi công việc, tình huống mình làm, những điều bất ngờ xảy đến với ta. Phải xem xét toàn bộ sự việc trước khi hành động, trước khi buông lời trách móc, răn dạy với người khác xem nó có cần thiết hay không, phải hiểu được câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để không mất lòng người nghe, không mất đi sự tôn trọng từ người khác, học cách nhẫn nhịn, tử tế, nhẹ nhàng, cũng là một đức tính tốt của con người, biết giảm nhẹ cái tôi xuống khi sống trong một tập thể, vì không ai hoàn hảo cả. Có thể những chuyện quan trọng hơn, nếu không thể giảng hòa, ta cần sự trợ giúp từ xã hội, để tìm lại công bằng chứ không nên tự ý làm điều gì có lỗi với lương tâm, có lỗi với luật pháp.

Câu tục ngữ ấy, vẫn văng vẳng bên tai, dù có trải qua bao nhiêu năm, như một lời nhắc nhở con người ta không nên để cảm xúc lấn át lý trí, không nên “giận cá chém thớt”, và còn dạy con người ta cách đối nhân xử thế tốt nhất giữa cộng đồng người với người. Chúng ta hãy sống xứng đáng, tử tế, yêu thương nhau khi còn có thể, vì đời người ngắn lắm và chúng ta cũng chỉ sống có một lần.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Hãy giải thích theo ý hiểu của em về câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm