Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945 – 1954)

Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945 – 1954) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945 – 1954)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị cách mạng với các đặc trưng sau đây:

– Có nhiệm vụ thực hiện đường lối cách mạng “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”. Khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” là cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị giai đoạn này.

– Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi: không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn giáo, ý thức hệ, chủ thuyết; không chủ trương đấu tranh giai cấp. Đặt lợi ích của dân tộc lên vị trí cao nhất.

– Có một chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

– Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ tháng 11-1945 đến tháng 2-1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội và Chính phủ, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ.

– Có Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, do đó tránh được hiện tượng công chức hóa, quan liêu hóa.

– Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất tư nhân hàng hóa nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ và đầu tư nước ngoài.

Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với Nhà nước và Đàng: sự phản biện giữa hai đảng khác (Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945 – 1954) về cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị dân chủ, quá trình và đặc điểm của hệ thống...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945 – 1954). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm