Vào ngày sinh nhật năm mười tuổi, mẹ có tặng cho em một con búp bê bằng len cho chính tay mẹ làm. em thích lắm, vì đã mơ ước có một con búp bê làm bằng len từ lâu.
Con búp bê cao chừng 20cm, có chút má hồng, đôi mắt to tròn rất xinh. Mẹ còn làm cho em ấy cả một chiếc váy len mà xanh nõn chuối, một chiếc mũ vành trông mới đáng yêu làm sao. Không chỉ có vậy, búp bê còn có một chiếc túi xách đeo bên mình, chiếc túi đựng vừa được hai ba chiếc kẹo xinh xinh. Em nhìn búp bê mà thích mê, tối tối em thường ôm em ấy đi ngủ.
Thế nhưng một lần, trong chuyến về quê thăm ông bà ngoại, em mang theo con búp bê vì sẽ ở lại nhà ông bà nhiều ngày. Về đến quê, cô em họ nhỏ tuổi tên là Na của em đã trông thấy và rối rít khen búp bê đẹp, muốn mượn cầm chơi. Em liền vui vẻ đồng ý cho Na mượn ngay rồi ra ngoài vườn trò chuyện với bà ngoại. Lát sau, đến giờ cơm, em quay lại định mang búp bê đi cất thì trông thấy con búp bê đã bị rách váy, rách cả mũ và túi. Em giận lắm, liền hỏi bé Na rằng tại sao em không giữ gìn búp bê cẩn thận. Na liền òa khóc. Mọi người nghe tiếng khóc liền chạy vào. Bà ngoại hỏi Na làm sao lại khóc, em Na trả lời rằng vì em mắng Na làm hỏng búp bê nên em ấy sợ. Em rất buồn, dù Na còn bé nhưng em ấy đã làm hỏng món quà sinh nhật của em. Bà ngoại dỗ dành Na rồi bảo mợ bế em Na ra ngoài. Rồi bà đến bên em, giải thích rằng em Na còn bé, chưa biết giữ gìn đồ chơi, bà ở nhà sẽ dạy Na từ từ để Na chơi cẩn thận hơn. Bà nói em nên tha lỗi cho Na một lần rồi sau này, khi em Na lớn hơn, em ấy sẽ yêu quý em hơn. Em vâng lời bà, em chỉ buồn vì món quà ý nghĩa nhân dịp tròn mười tuổi của em cứ vậy mà hỏng đi rồi. Đến tối, cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Em vẫn còn buồn chuyện con búp bê chiều nay. Thế nhưng được một lát, em thấy mợ dắt Na đến bên cạnh em. Bàn tay nhỏ xinh của Na đưa đến trước mặt em, Na đưa cho em một con gấu bông nhỏ hơn búp bê của em một chút. Em biết đây là con gấu bông mà em Na thích nhất. Em ấy nói với em bằng cái giọng còn ngọng líu ngọng lô "Na xin lỗi chị ạ". Mợ bảo chiều nay do em không chơi với Na nữa, nên Na buồn lắm, cứ tiu nghỉu nên mợ đã hướng dẫn Na xin lỗi em. Em liền thấy vui vẻ hơn, vì Na học được cách xin lỗi khi em mắc lỗi với người khác. Em cười với Na và cùng em chơi gấu bông.
Mấy hôm sau, trở về thành phố, em lại đặt búp bê trên đầu giường phòng ngủ. Đây là món quà ý nghĩa nên dù đã rách hỏng em cũng muốn đồng hành cùng em ấy. Ngày chủ nhật, em xin mẹ sang chơi nhà bạn ở gần nhà một ngày. Đến chiều về, sau giờ cơm tối, em trở về phòng ngủ, chợt phát hiện ra con búp bê của em đã trở lại nguyên vẹn không còn vết rách. Và bên cạnh, còn có thêm một em búp bê mặc váy màu tím cũng rất đang yêu. Em mang hai con búp bê đi hỏi mẹ. Quả đúng là mẹ đã sửa và còn làm thêm một em nữa cho em. Mẹ vui vẻ, bảo em vì thành tích học của em tiến bộ, nên mẹ quyết định thưởng em búp bê váy tím cho em. Em cảm động lắm, liền ôm chầm lấy mẹ và nói yêu mẹ rất nhiều.
Sau này, mỗi lần nhìn đôi búp bê đặt ngay ngắn trên đầu giường, em đều nhớ về việc ở dưới quê. Em cảm thấy thật vui vì khi đó mình cũng học được một bài học về sự tha thứ, bao dung. Em cũng hứa với mẹ sẽ chăm chỉ học hành để mẹ luôn vui vẻ.
Bạn xem đề mẫu nhé: https://vndoc.com/de-thi-giua-ki-1-mon-tieng-anh-lop-8-nam-2019-2020-186723
Trong cuộc sống, ta dễ dàng gặp phải những điều tốt đẹp, và những câu chuyện ấm áp giữa con người với con người. Và một câu chuyện có thật diễn ra ngay con xóm nhỏ nhà tôi. Bà Hoa là một bà giáo lớn tuổi, đã về hưu gần hai chục năm nay. Gia cảnh bà chỉ bình thường thôi, tiền lương hưu của bà có lẽ cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống điện nước ăn uống qua ngày. Bà không có chồng, cũng không có con cái. Trẻ con chũng tôi lớn nhỏ đều nhờ học chữ bà dạy mà biết đọc, biết viết những câu chữ đầu tiên. Tuổi mỗi lúc một già, mắt bà mỗi lúc một kém đi. Hàng xóm xung quanh đều yêu mến bà và thường quan tâm, hỏi han bà, đôi khi thỉnh thoảng sẽ mang biếu bà mấy món ăn hợp khẩu vị và sức khỏe của bà. Bà Hoa cũng rất nhiệt tình. Nghe bà nội tôi kể, từ ngày nghỉ hưu, bà Hoa bắt đầu mở lớp học. Lớp học của bà là một lớp học miễn phí, chỉ dạy đám trẻ nhỏ chập chững vào lớp 1 ở chòm xóm tôi. Quanh quanh đấy, ban đầu mọi người còn ngại vì bà không nhận học phí, thế nhưng bà Hoa chỉ thuyết phục rằng bà nhớ nghề, nhớ đám trẻ và bà mong đám nhỏ có thể sang vừa học vừa chơi với bà là bà vui lắm rồi. Vậy là từ đó, đám trẻ con ngày nào cũng ríu rít đọc, viết ở nhà bà lứa nọ rồi tới lứa kia, cả tôi cũng từng một thời lóc cóc ôm tập sách vở chạy qua chạy lại bên nhà bà Hoa. Giờ chúng tôi lớn hết cả rồi, những những đứa trẻ nhỏ quanh nhà vẫn được bố mẹ, ông bà gửi gắm cho bà Hoa dù bây giờ điều kiện học có tốt hơn xưa, nhiều nơi học cái hay, cái mới hơn thì nhà bà Hoa cũng vẫn vang vang tiếng mấy đứa nhỏ đọc bài. Cuộc sống là vậy đó. Có cho đi thì cũng sẽ được nhận lại. Và tôi hi vọng tình cảm hàng xóm, bà con nơi xóm nhỏ của tôi vẫn sẽ mãi như ngày nào, luôn thân thiết, đùm bọc nhau và chia sẻ với nhau.
Trong lịch sử loài người từ xưa đến nay, phụ nữ bao giờ cũng đóng vai trò đặc biệt, là một lực lượng quan trọng và đông đảo tạo dựng nên xã hội. Và nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, trước hết chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội, thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào. Người phụ nữ trong gia đình được thể hiện trong vai trò là người làm vợ, làm mẹ. Ở vai trò làm vợ, người phụ nữ có ảnh hưởng rất quan trọng trong hạnh phúc gia đình. Người vợ luôn thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với chồng, làm hậu phương vững chắc trong đời sống tinh thần sẽ giúp cho cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc. Vợ vừa là người bạn đồng hành vừa là chỗ dựa giúp cho người chồng đạt được thành công. Còn với vai trò của người mẹ, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sinh và nuôi dưỡng con cái. Phụ nữ luôn hết lòng vì con, chăm lo và là tấm gương cho con cái noi theo. Mẹ cũng là người bạn đồng hành bên con trong quá trình trưởng thành, động viên khích lệ con cái trong từng bước phát triển và là chỗ dựa tâm lý đáng tin cậy của con cái trước những trở ngại cuộc sống. Ngoài vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn khẳng định được vai trò của mình đối với sự phát triển xã hội. Họ không ngừng học hỏi, nắm bắt cơ hội trau dồi kiến thức hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày nay, có rất nhiều người phụ nữ trở thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Như vậy, có thể nói trong thời đại ngày nay, nhờ những thành tựu của công cuộc giải phóng phụ nữ, người phụ nữ không chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong gia đình mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy: trong trách đặt lên vai người phụ nữ là rất nặng nề. Để làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong thời đại mới, người phụ nữ hiện đại cần biết tổ chức cuộc sống gia đình và biết gắn kết sợi dây tình cảm giữa các thành viên gia đình. Họ phải biết cân bằng giữa trách nhiệm gia đình và công tác xã hội, rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội để mang lại những đóng góp cho xã hội văn minh, hiện đại và phát triển.
Bạn tham khảo nhé: https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-de-ca-nhan-va-tap-the-trong-cuoc-song-198704
Tình hình sản xuất lúa ở nước ta:
+ Diện tích gieo trồng nhiều biến động
+ Năng suất và sản lượng lúa tăng mạnh
+ Bình quân lương thực đầu người cao, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
+ Tập trung lớn nhất ở ĐBSCL và ĐBSH
- Năng suất lúa tăng mạnh do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, sử dụng đại trà các giống mới